Xây nhà là việc quan trọng trong đời mỗi người. Một công trình được hoàn thành là bao nhiêu tâm tư, tình cảm, mong ước và là tất cả công sức của chủ đầu tư. Chỉ cần là một căn nhà ống thôi cũng đã cần những nguyên tắc nhất định để công trình trở nên hoàn mỹ. Và đối với một căn biệt thự đẹp thì những tiêu chuẩn còn trở nên khắt khe hơn nhiều. Một số những vấn đề dưới đây là những điều mà các chủ đầu tư nên chú ý khi thiết kế biệt thự.
Điều quan trọng nhất khi bắt đầu thi công một căn biệt thự chính là phải nhất quán phương án thiết kế. Nhiều người rất giống anh chàng “đẽo cày giữa đường”, mặc dù đã có phương án xây dựng ngay từ đầu nhưng khi thi công lại thấy chưa hợp lý rồi thay đổi chỗ này một tí, chỗ kia một tẹo. Bạn bè người thân đến xem mỗi người góp ý một câu mà ai nói cũng đều đúng cả rồi sửa theo ý người nọ người kia và rồi không nhận ra công trình của mình khi hoàn thiện nữa.
Để khắc phục tình trạng này thì trước khi tiến hành xây biệt thự cần phải có một bản vẽ hoàn thiện được tạo nên bởi những kiến trúc sư có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao. Phải biết cân đối giữa nhu cầu sử dụng, ý tưởng sáng tạo và hợp phong thủy nữa. Khi 2 bên đã thống nhất được hoàn toàn với nhau về bản vẽ thì quá trình thi công sẽ không có sự thay đổi nào nữa, nhất nhất tuân thủ theo bản vẽ mà thôi.
Trong bản vẽ thiết kế nhà biệt thự, các vấn đề cân lưu ý đối với từng không gian sử dụng như sau:
Sảnh chính có thể không có trong các thiết kế nhà đẹp thông thường nhưng với biệt thự, đó là yếu tố cần chú ý đầu tiên. Không chỉ bởi là nơi sinh hoạt chung, để những vật dụng cần thiết như giày dép, mũ nón, áo khoác của khách hay đồ che mưa mà còn góp phần quan trọng làm tăng thêm vẻ sang trọng cho căn biệt thự. Sảnh chính được coi như “cửa ngõ”, là nơi dừng chân đầu tiên để ngắm nhìn toàn bộ ngôi nhà trước khi bước vào và vì thế dù chọn thiết kế theo kiểu nào đi chăng nữa, hiện đai hay cổ điền thì cũng cần ưu tiên chăm chút cho khu vực này đầu tiên nhé.
Sảnh chính không cần quá to nhưng đừng nhỏ quá, hay bàn bạc với kiến trúc sư về quỹ đất mình đang có để có phương án thiết kế phù hợp với tổng thể chung.
Căn nhà dù nhỏ đến mấy cũng cần có không gian tiếp khách, hoặc chí ít thì có công năng như vậy. Thế thì không lý gì với một căn biệt thừ bề thế và sang trọng, phòng khách lại không được đầu tư và chăm chút cả. Sau khi bước qua đại sảnh, khách sẽ dừng chân và được tiếp đón tại căn phòng này. Phong cách, tinh thần và gia thế của gia chủ sẽ được thể hiện trong không gian phòng khách.
Phòng khách biệt thự cần được hướng đến sự sang trọng, lịch sự và không quá phô trương, những đồ nội thất nên được thiết kế hài hòa với không gian và có giá trị thẩm mỹ cao. Với một căn biệt thự, phòng khách nên được bố trí quỹ đất tương đối rộng rãi, ở vị trí thoáng mát và có hướng nhìn ra thiên nhiên. Diện tích thường được đề nghị với phòng khách biệt thự ít nhất cũng nên từ 20-25m2 và tăng lên tùy cơ ngơi của bạn.
Căn bếp chính là nơi giữ lửa trong căn nhà và là không gian quan trọng bậc nhất đối với bất cứ công trình nhà ở nào. Bếp trong một căn biệt thự ngoài khu vực bếp gas, chậu rửa, tủ lạnh thì cần bố trí thêm khu vực bàn ăn gia đình, nơi chế biến thức ăn, chậu rửa và tủ bát.
Tùy số lượng thành viên trong gia đình mà có sự phân bố quỹ đất hợp lý nhưng cần lưu ý khoảng không để di chuyển trong bếp không được nhỏ quá, tạo cảm giác khó chịu cho người nấu, đặc biệt khi nhà có khách, cần đông người phụ giúp. Hệ thống thông gió trong căn bếp cũng cần được đầu tư và nghiên cứu kỹ càng khi thiết kế biệt thự bởi lúc nấu ăn, mùi thức ăn nếu không thoát được sẽ luẩn quẩn trong nhà hoặc bay vào các phòng khách gây cảm giác hôi hám, khó chịu.
Nhiều căn biệt thự không có không gian này mà thường gộp chung với phòng khách luôn nhưng làm như thế sẽ có nhiều điều bất tiện. Với nhà đông thành viên, khi mọi người đang quay quần bên nhau mà có khách đến thì mọi người lại phải nhường chỗ, khách cũng ái ngại mà không khí sum họp cũng bị phá vỡ. Hơn nữa trong cuộc sống hối hả ngày nay, con người ta ít có cơ hội gặp mặt, nói chuyện hay tâm sự với nhau, kể cả đối với người trong gia đình. Nếu không có không gian này, khi ăn uống xong mỗi người về một phòng thì căn nhà sẽ trở nên thật lạnh lẽo. Việc thiết kế phòng sinh hoạt chung chính là một lưu ý tiếp theo khi thiết kế biệt thự.
Mỗi người có một phòng riêng và thường được bố trí khu vệ sinh luôn trong đó nên nhiều khi khu vệ sinh chung đã bị bỏ qua. Tuy nhiên khi nhà có khách, sẽ thật bất tiện nếu khi có nhu cầu lại phải vào phòng một ai đó. Đừng bỏ qua khu vực này khi thiết kế biệt thự nhé! Vì mỗi phòng đã có WC riêng nên khu vực này sẽ không được sử dụng nhiều khi nhà không có khách và vì thế nó không cần quá rộng. Nhưng trong đó cũng cần thiết kế đầy đủ bồn tắm, vòi sen, bệ xí, lavabor và giá treo đồ nhé!
Khu vực này tốt nhất nên để chính người sử dụng nó nhiều nhất được quyền nêu ý kiến của mình. Đừng ép buộc sở thích của mình cho bất cứ ai, kể cả đứa nhỏ mới học tiểu học. Bởi chỉ khi được tham gia xây dựng nên căn phòng của mình người ta mới thấy giá trị nó mang lại, đồng thời có cảm giác thoải mái khi ở.
Để nhận mẫu thiết kế và dự toán thi công MIỄN PHÍ, Quý vị vui lòng để lại thông tin tại form đăng ký dưới đây hoặc liên hệ tới hotline của chúng tôi 0915 010 800 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Tư vấn chuyên sâu bởi nhà thiết kế, giám đốc thi công nhiều năm kinh nghiệm
Giảm tới 30% 300tr
Đồ nội thất nhập khẩu
Hỗ trợ thủ tục pháp lý
cấp phép xây dựng
Betaviet sẽ liên hệ để tư vấn Quý khách trong thời gian sớm nhất
Trân trọng cảm ơn!