Đăng ký thành công!
Betaviet sẽ liên hệ để tư vấn Quý Khách trong thời gian sớm nhất
Trân trọng cảm ơn!
Đăng ký thất bại!
Số điện thoại chưa đúng định dạng hoặc các trường nhập còn thiếu. Vui lòng nhập lại!

Đặt lịch tư vấn

Khám phá câu chuyện về 3 long mạch lớn của Trung Quốc

Bắt nguồn từ 4 con sông lớn Nam Hải – Trường Giang – Hoàng Hà – Lục Giang, các nhà phong thủy Trung Quốc đã lấy 4 con sông này làm ranh giới, chia mạch núi chia làm 3 mạch lớn bao gồm Long mạch Bắc, Long mạch Trung và Long mạch Nam. 3 can long này đều bắt nguồn từ núi Côn Luân. 

Bắt nguồn từ 4 con sông lớn Nam Hải – Trường Giang – Hoàng Hà – Lục Giang, các nhà phong thủy Trung Quốc đã lấy 4 con sông này làm ranh giới, chia mạch núi chia làm 3 mạch lớn bao gồm Long mạch Bắc, Long mạch Trung và Long mạch Nam. 3 can long này đều bắt nguồn từ núi Côn Luân. 

Thủy tổ long mạch của Trung Quốc bắt nguồn từ núi Côn Luân. Long mạch của núi Côn Luân được kẹp giữa các dãy núi Nam Bắc trùng điệp:

  • Phía Tây Bắc là núi Thiên Sơn, núi Kỳ Liên Sơn, núi Âm Sơn
  • Phía Bắc: núi A Nhĩ Thái, núi Hạ Lan, núi Đại Tiểu Hưng An lĩnh, núi Trường Bạch
  • Phía Đông Nam, Tây Nam: núi Đường Cổ Lạt Sơn, núi Hy Mã Lạp Nhã Sơn, núi Hoành Đoạn Sơn

Núi Côn Luân sau khi chạy đến Trung Nguyên lại tiếp tục được bao quanh bởi những dãy núi hùng vĩ:

  • Hướng Đông: núi Lục Bàn, núi Thái Lĩnh, núi Hoàng Sơn, núi Ngọc Sơn
  • Hướng Bắc: núi Thái Hành Sơn
  • Hướng Nam: núi Vu Sơn, núi Tuyết Phong Sơn, núi Võ Di Sơn, núi Nam Lĩnh, núi Nga My Sơn
  • Cộng thêm Ngũ Nhạc: Bắc nhạc Hằng Sơn, Đông Nhạc Thái Sơn, Tây Nhạc Hoa Sơn, Nam Nhạc Hành Sơn và Trung nhạc Tung Sơn

Những long mạch lớn nhỏ này đã kéo dài long mạch của núi Côn Luân, tạo nên một bức tranh long mạch lớn hay còn được gọi là Trung Hoa cự long đồ.

/public/upload/kham-pha-cau-chuyen-ve-3-long-mach-lon-cua-trung-quoc-1jpg-1690259378065.jpg

Long mạch Bắc

Long mạch Bắc vòng quanh dãy núi Hạ Lan heo hút, chảy vào Liêu Hải – nhánh của nó có các con sông Hằng Sơn, Yên Sơn và kết thúc ở sông Yên Kinh.

Núi là tư thế của long mạch, nước là máu của long mạch – chính bởi lẽ đó, long mạch không thể nào tách rời núi và nước. Từ xưa đến nay, vùng đất núi ôm nước bọc được xem là phong thủy bảo địa (đất quý). Con người sống trong môi trường tự nhiên non xanh nước biếc – đó chính là sự hưởng thụ vui vẻ và hài hòa.

Long mạch Trung

Long mạc Trung chảy vào Thục Hán, kết ở mạch Quan Trung, đi qua Chung Nam, Thái Hoa, Thái Nhạc rồi chảy ra biển. Lạc Dương là nơi hội tụ mọi tinh hoa của Trung Nguyên rộng lớn.

Long mạch là một khái niệm vô cùng quan trọng trong phong thủy học. Ở thời phong kiến, long mạch có sự liên hệ trực tiếp tới sự thịnh suy của một triều đại và ổn định của giang sơn. Còn thời hiện đại, khi dựng xây một đất nước hay một gia đình, long mạch cũng quyết định tới sự ổn định và phát triển bền vững của một gia đình, một đất nước.

/public/upload/kham-pha-cau-chuyen-ve-3-long-mach-lon-cua-trung-quoc-2jpg-1690259399669.jpg

Long mạch Nam

Long mạch Nam chạy theo hướng Vân Nam với phía Đông là Nguyên Lăng, nhánh của nó là các con sông Vũ Lăng, Hoành Sơn, Canh Ngâm, Tiên Hà… Các nhà phong thủy cho rằng, cần phân biệt chân long – nhận rõ hình thế, lấy bản đồ để xem nguồn nước, quan sát mạch núi, biết được biến hóa, mạch chính, mạch phụ để có thể tìm ra được huyệt chân long.

Trong văn hóa Trung Hoa cổ xưa, vạn sự vạn vật trong vũ trụ sinh ra đều có sự đối ứng, long mạch trên mặt đất đối ứng với nhân mạch trên nhân gian và thiên mạch trên trời. Con người sinh sống phải hòa hợp với tự nhiên, mọi hành động đi ngược lại với quy luật của tự nhiên loài người, sớm muộn cũng phải nhận sự trừng phạt từ tự nhiên.

/public/upload/kham-pha-cau-chuyen-ve-3-long-mach-lon-cua-trung-quoc-3jpg-1690259413269.jpg

Đáng tiếc rằng, nhiều chục năm trở lại đây, việc ngăn sông để xây đập, phá núi để khai khoáng, lấp hồ để xây nhà đã khiến cho đại long mạch vốn được dân tộc Trung Hoa bảo vệ hàng ngàn năm nay đã bị tổn hại nghiêm trọng.