Đăng ký thành công!
Betaviet sẽ liên hệ để tư vấn Quý Khách trong thời gian sớm nhất
Trân trọng cảm ơn!
Đăng ký thất bại!
Số điện thoại chưa đúng định dạng hoặc các trường nhập còn thiếu. Vui lòng nhập lại!

Đặt lịch tư vấn

Thiết kế chi tiết bản vẽ phòng bếp chuẩn từng centimet

Thiết kế bản vẽ phòng bếp nói riêng và thiết kế toàn bộ không gian nội thất nói chung không thể qua loa đại khái được. Các yêu cầu thiết kế ở Betaviet Group đều có hồ sơ chi tiết và trong đó có bao gồm cả bản vẽ. Vậy, thiết kế chi tiết bản vẽ phòng bếp chuẩn là như thế nào? Cần chú ý các phương diện nào khi thiết kế? Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết cách thiết kế bản vẽ phòng bếp.

Thiết kế bản vẽ phòng bếp nói riêng và thiết kế toàn bộ không gian nội thất nói chung không thể qua loa đại khái được. Các yêu cầu thiết kế ở Betaviet Group đều có hồ sơ chi tiết và trong đó có bao gồm cả bản vẽ. Vậy, thiết kế chi tiết bản vẽ phòng bếp chuẩn là như thế nào? Cần chú ý các phương diện nào khi thiết kế? Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết cách thiết kế bản vẽ phòng bếp.

1. Thiết kế bản vẽ chi tiết vị trí phòng bếp

Từ trước đến nay vị trí thiết kế phòng bếp trong các căn nhà luôn biến động và thay đổi. Thời xưa, bếp được thiết kế phía sau nhà. Với các kiểu nhà 5 gian, 3 gian thì bếp ở bên hông nhà. Khi xã hội phát triển kiến trúc nội thất cũng theo đó mà đổi mới hơn. Và đó là lý do các căn bếp cũng được chăm chút hơn.

Phần lớn các biệt thự đều sắp xếp bếp dưới tầng trệt, cạnh phòng khách và cầu thang. Một số khác thiết kế khác biệt hơn khi đưa bếp lên tầng 2 hoặc tầng trên cùng. Với chung cư đôi khi phòng đầu tiên khi vào cửa lại là phòng bếp.

/public/upload/thiet-ke-chi-tiet-ban-ve-phong-bep-chuan-tung-centimet-1jpg-1691133782337.jpg

1.1. Bản vẽ phòng bếp tầng trệt, không gian mở

Phòng bếp ở tầng trệt tất nhiên có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Phần lớn là những ưu điểm và thuận lợi khi thiết kế nó nằm dưới mặt đất. Chẳng phải tự nhiên mà dù có cải tiến nhiều thì các biệt thự vẫn sắp xếp phòng bếp thấp như vậy.

/public/upload/thiet-ke-chi-tiet-ban-ve-phong-bep-chuan-tung-centimet-2jpg-1691133801906.jpg

Phòng bếp là nơi tập hợp của các điều kiện đặc biệt như nóng, ẩm ướt, có mùi và tiếp xúc với đồ ăn sống. Vì thế để hạn chế những yếu tố này ảnh hưởng đến các không gian khác thì đặt dưới tầng trệt là hợp lý nhất. Ngoài ra với nhiều biệt thự có khoảng sân vườn rộng bếp gần vườn cũng thoáng khí hơn.

/public/upload/thiet-ke-chi-tiet-ban-ve-phong-bep-chuan-tung-centimet-3jpg-1691133825722.jpg

Nên thiết kế một bản vẽ phòng bếp mở, ánh sáng là yếu tố rất quan trọng. Nó làm không gian an toàn hơn và cảm quan đồ ăn từ đó cũng chất lượng hơn. Một không gian phòng ăn có view đẹp là một nơi thư giãn thưởng thức cuộc sống lý tưởng. Không gian thoáng thoát mùi tốt, lại tránh được nguy cơ cháy nổ từ hệ thống gas, khí đốt.

/public/upload/thiet-ke-chi-tiet-ban-ve-phong-bep-chuan-tung-centimet-4jpg-1691133843078.jpg

1.2. Bản vẽ phòng bếp tầng 2, các tầng tum

Một số cải tiến lại mang căn bếp lên tầng 2, tầng tum, tầng 3,… Các tầng ở giữa này có một ưu điểm lớn nhất là nó nằm chính giữa căn nhà và phục vụ được nhu cầu của tất cả các thành viên một cách thuận tiện nhất. Tuy nhiên bếp tầng cao vẫn không phải là lựa chọn tối ưu. Đôi khi đây chỉ là bản vẽ phòng bếp thiết kế cho những bếp phụ nhỏ. Các công trình nhà hàng khách sạn cũng có thể ứng dụng loại hình bếp phụ này trên bản vẽ các tầng trên ngoài tầng trệt.

/public/upload/thiet-ke-chi-tiet-ban-ve-phong-bep-chuan-tung-centimet-5jpg-1691133861651.jpg

Không gian bếp nằm sâu trong nhà như vậy có một số hạn chế nhất định. Đầu tiên là cần đầu tư một hệ thống hút mùi cực kỳ tốt để tránh đọng lại mùi thức ăn trong nhà. Tiếp theo là phải xử lý các khu vực chế biến đồ sống làm sao cho an toàn và hợp vệ sinh nhất. Có thể bố trí thêm ban công phía sau dùng cho mục đích này. Nhưng vẫn không được khuyến khích cho các bếp phụ sâu trong nhà. Còn nữa cần xử lý cách nhiệt tốt nhưng không gian không thể quá nóng vì nhiệt lượng tỏa ra trong một căn bếp là rất lớn.

Nếu chỉ thiết kế để nấu những bữa ăn thông thường thì đây là một lựa chọn không quá tồi. Nhưng hạn chế của nó ở những bữa tiệc có các món phức tạp. Nên bố trí bếp phụ hoặc các tầng tum chỉ là những quầy đồ uống nhẹ hoặc ăn nhẹ mà thôi.

1.3. Bản vẽ chi tiết phòng bếp tầng thượng

Các thiết kế nhà không có hoặc hạn chế về khoảng sân vườn có thể thiết kế phòng bếp tầng thượng. Bếp tầng thượng về cơ bản cũng như một căn bếp tầng cao ở mục trên. Tuy nhiên tầng thượng lại có được những ưu điểm gần như một không gian sân vườn bên dưới. Điều này khắc phục được khá nhiều những nhược điểm của các không gian bếp kín bên trong nhà.

/public/upload/thiet-ke-chi-tiet-ban-ve-phong-bep-chuan-tung-centimet-6jpg-1691133887302.jpg

Bản vẽ phòng bếp tầng thượng cần chú ý nhiều hơn những hạng mục điện, nước và khí đốt (nếu còn sử dụng). Đa số các công trình bếp hiện nay đều dùng bếp từ hoặc bếp hồng ngoại thay cho khí đốt để đảm bảo an toàn cháy nổ. Thoát nước cũng cần xử lý tốt hơn tránh để đọng nước trong bếp vừa gây mất an toàn lại ảnh hưởng thấm vào tường, dầm, trần, xà bên dưới.

Ngoài ra, phòng bếp tầng thượng cần đổ dầm trần bê tông dày để tránh tích nhiệt từ mặt trời. Ánh nắng trực diện chiếu vào tầng thượng cũng khiến nhiều chủ đầu tư ngần ngại với một phòng bếp trên cao. Tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách sử dụng mái che, dù che hoặc thiết kế giàn cây cảnh xanh mát.

Không gian ngoài trời của tầng thượng hoàn toàn có thể ứng dụng làm một phòng ăn bên ngoài. View trên cao vừa thoáng lại vừa bao quát bên dưới. Ngắm cảnh và thưởng thức bữa ăn là một thú vui cực kỳ tao nhã. Nếu kết hợp thêm với giàn cây, vườn hoa, hồ bơi tầng thượng thì cuộc sống hưởng thụ còn gì bằng.

2. Thiết kế bản vẽ chi tiết phong cách phòng bếp

Phong cách cho phòng bếp cũng nên thể hiện rõ trên bản vẽ phòng bếp. Càng chi tiết các mẫu trang trí và thiết kế thì càng giảm thiểu sai sót và nhanh chóng hoàn thiện cho chủ đầu tư. Khi thiết kế bản vẽ, chủ nhà có thể tùy ý thêm bớt một số chi tiết cho phù hợp. Nên bàn bạc kỹ với kiến trúc sư về những yêu cầu và những mong muốn khi thi công phòng bếp. Có rất nhiều phong cách thiết kế bếp nấu ăn. Tuy nhiên hiện nay các phong cách thịnh hành nhất kể đến như Hiện đại, Cổ điển, Tân cổ điển.

2.1. Bản vẽ thiết kế phòng ăn Hiện đại

Phòng ăn Hiện đại dùng những nội thất hết sức thông minh. Không trang trí quá hoa mỹ và cầu kỳ. Kiểu nội thất này chuộng tính hữu dụng và hiệu năng của từng hạng mục chi tiết trong phòng. Chất liệu sử dụng chủ yếu là những chất liệu mới nhất hiện nay. Các tiện nghi hot nhất thị trường được cập nhật và sử dụng cho bản vẽ phòng bếp hiện đại. Được lao động, được sống và thưởng thức một không gian bếp tiện nghi bậc nhất thì còn gì bằng. Đối với các bà nội trợ, hạnh phúc là được nấu ra những bữa cơm ngon nhất trong căn bếp tâm đắc của riêng mình.

/public/upload/thiet-ke-chi-tiet-ban-ve-phong-bep-chuan-tung-centimet-7jpg-1691133909539.jpg

Một mẫu phòng ăn hiện đại, ngập tràn ánh sáng

Đa số các phòng bếp Hiện đại được thiết kế cho các chung cư, phần còn lại được áp dụng cho những kiểu biệt thự nhà phố, biệt thự liền kề, biệt thự nhỏ hoặc nhà ống. Các gia đình trẻ cũng rất thích phong cách này cho biệt thự của mình.

2.2. Bản vẽ thiết kế phòng bếp Cổ điển

Phòng bếp thiết kế theo kiểu Hoàng gia cổ điển đi cùng với các thiết kế nội thất Cổ điển tương xứng. Mặc dù là phòng chức năng đặc thù nhưng các thiết kế này vẫn tuân thủ theo những quy chuẩn của một nội thất Cổ điển. Kinh điển nhất có thể kể đến như phòng bếp thiết kế đối xứng và thường có diện tích rộng. Đồ dùng nội thất từ gỗ, đá cẩm thạch, đá hoa cương. Hoa văn đa phần được thể hiện ở phòng ăn. Có thể dễ dàng quan sát thấy trên những chiếc ghế ăn là đôi chỗ được mạ vàng bạc. Kiểu bàn ăn truyền thống là đối xứng tròn hoặc bàn ăn dài lớn. Trang trí phụ trợ thường có giá nến đi kèm.

/public/upload/thiet-ke-chi-tiet-ban-ve-phong-bep-chuan-tung-centimet-8jpg-1691133935362.jpg

Một số chi tiết khác chỉ có ở các thiết kế bản vẽ phòng bếp sang trọng như quầy bar mini, bàn soạn, tủ rượu. Những khu vực này thể hiện trình độ thưởng thức đến độ quý tộc của những gia đình quyền thế danh vọng.

2.3. Bản vẽ thiết kế phòng bếp Tân cổ điển

Cùng với nội thất Tân cổ điển, nội thất Christopher Guy là các phòng bếp Tân cổ điển. Đây là thiết kế có sự pha trộn giữa Cổ điển và Hiện đại. Pha trộn giữa những giá trị thực dụng và tính nghệ thuật. Song song với sự tiện nghi đến từ công nghệ hàng đầu thì nét nghệ thuật trong kiến trúc vẫn thỏa mãn được các chủ nhà yêu thích phong cách Tân cổ điển. Một điểm đặc biệt của của nột thất tân cổ điển là. Phong cách này phù hợp cho mọi không gian. Từ chung cư có diện tích 120 m2 trở lên cho đến những căn biệt thự cỡ lớn. Đó là lý do tại sao các thiết kế biệt thự kiểu này thường kết hợp các không gian mở tạo sự phối hợp hài hòa của nhiều phong cách. Điển hình như mẫu phòng bếp liền gian phòng khách dưới đây. Thật khó để nói rằng mẫu thiết kế này thuộc phong cách nào. Nhưng lại có thể dễ dàng thấy được không gian tràn ngập sự thanh thoát tinh tế, đồng thời cũng vô cùng thông minh và đầy tính tiện nghi.

Sự sang trọng thể hiện trong không gian phòng bếp, bếp ăn được mang lên bản vẽ chi tiết rất dễ hình dung. Các kiến trúc sư tay nghề cao của Betaviet Group sẽ biến tưởng tượng của bạn thành hiện thực. Qua đó dựng những đường phác thảo và dựng hình 3D đẹp mắt cho không gian nhà bạn.

/public/upload/thiet-ke-chi-tiet-ban-ve-phong-bep-chuan-tung-centimet-9jpg-1691134000217.jpg

Tuy không có trang trí quá lộng lẫy và cầu kỳ như phong cách Cổ điển. Phong cách Tân cổ điển vẫn lấy tính chất quý tộc lung linh ánh sáng làm trung tâm. Từ đó có những lựa chọn chất liệu và đồ vật trang trí phù hợp. Dễ nhận thấy đồ dùng đa số là nội thất nhập khẩu từ nước ngoài. Trang trí có tranh tường, có đèn chùm tỏa sáng lung linh. Chất liệu sang trọng hàng đầu như gỗ, đá cẩm thạch, đá hoa cương,… Thỉnh thoảng ở nội thất vẫn xuất hiện vài hoa văn đặc trưng của nền văn hóa La Mã Hy Lạp rất tinh tế và đẹp mắt.

3. Thiết kế bản vẽ chi tiết vật liệu và đồ dùng phòng bếp

Đồ dùng cơ bản của bản vẽ này được chia ra thành 2 khu vực rõ rệt. Đó là phòng ăn và phòng bếp, hai phòng cơ bản mà bất cứ mẫu nhà nào cùng phải có. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để xem chi tiết vật liệu đồ dùng trong nội thất nhà bếp.

3.1. Chi tiết đồ dùng phòng ăn

Đối với phòng ăn thì vật dụng tâm điểm chính là bộ bàn ghế ăn. Bàn ghế ăn có khá nhiều lựa chọn từ hình dáng, chất liệu cho tới các trang trí bài trí, nguồn gốc xuất xứ,… Nhưng điều cốt yếu vẫn cần đảm bảo hài hòa với không gian nội thất chung.

Về nguồn gốc.

Hiện nay trên thị trường có các kiểu bàn ghế ăn ngoại nhập và bàn ghế ăn gia công trong nước. Chi phí tất nhiên đồ ngoại nhập đắt hơn do thuế nhập khẩu. Xuất xứ có thể từ châu Âu hoặc Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia,… Còn về tính thẩm mỹ thì cũng có đôi chút khác biệt. Với các kiểu trong nước nếu được đặt gia công riêng thì sẽ phù hợp hơn với căn nhà của bạn. Còn nếu mua đồ công nghiệp đóng sẵn thì phải đo đạc rất kỹ trước khi mua. Đa số các thiết kế chung cư, nhà nhỏ sẽ chọn đồ công nghiệp đóng sẵn.

/public/upload/thiet-ke-chi-tiet-ban-ve-phong-bep-chuan-tung-centimet-10jpg-1691133981056.jpg

Về chất liệu

Chất liệu được khuyến khích nhất cho các bộ bàn ghế ăn là gỗ. Gỗ có 2 loại là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Gỗ tự nhiên gia công vất vả hơn, giá thành đắt và khó tìm hơn nên giá thành đắt hơn. Gỗ công nghiệp có kiểu sản xuất đại trà, từ gỗ MDF, MFC hay HFC đều có những ưu nhược điểm riêng. Ngoài ra trên thị trường còn có các mẫu bàn ghế ăn khung kim loại nhỏ gọn. Nó được dành cho những gia chủ không đầu tư quá nhiều tiền cho phòng ăn.

Về hình dáng

Hình dạng bộ bàn ghế ăn cũng có tính quyết định cho không gian phòng ăn. Nếu yêu thích phong cách truyền thống và đề cao tính ấm cúng thì chọn dáng tròn. Nếu muốn phòng ăn rộng, đồ sộ, chứa được nhiều người cùng dùng bữa thì nên chọn loại dài, nhiều ghế ăn. Thiết kế bàn ăn có thể có thêm bàn xoay hoặc một số chi tiết phụ trợ cho tiệc.

Một số chi tiết khác cần quan tâm như đèn, hoa trang trí. Đèn cho phòng ăn nhất định phải thiết kế đèn sáng, đèn trung tâm phòng ăn. Ngoài ra theo các phong cách khác nhau có cách bố trí đèn tương ứng. Ví dụ như phong cách Cổ điển có thể kết hợp cùng giá nến. Phong cách Hiện đại cách tân với đèn chụp,…

/public/upload/thiet-ke-chi-tiet-ban-ve-phong-bep-chuan-tung-centimet-11jpg-1691134042549.jpg

Hoa đặt phòng ăn có thể dùng hoa tươi không mùi. Nếu có mùi quá nồng sẽ ảnh hưởng đến cảm quan thưởng thức mùi vị món ăn. Tốt nhất nên thay bằng hoa giả. Trên thị trường các mẫu hoa giả cũng thiết kế rất thật, màu sắc sinh động.

3.2. Chi tiết đồ dùng phòng bếp

Đối với phòng bếp lại khác, trung tâm phòng bếp là khu vực nấu ăn. Vì vậy, khi thiết kế nội thất cho phòng ăn cần đảm bảo đồng bộ theo không gian nội thất chung. Khu vực này có tiêu chuẩn thiết kế riêng về vệ sinh và an toàn cháy nổ, an toàn điện. Phòng bếp một chiều có thể được áp dụng, bản vẽ phòng bếp nên thể hiện rõ điều này.

/public/upload/thiet-ke-chi-tiet-ban-ve-phong-bep-chuan-tung-centimet-12jpg-1691134096065.jpg

Đầu tiên là khu vực chế biến đồ sống nên có các chất liệu sàn chống trơn. Cũng cần thoát nước tốt và thoáng, cách xa khu đồ sống. Tiếp đến là khu sơ chế, cao hơn, bố trí chống thấm và vòi rửa cao, sạch sẽ. Tiếp đến là khu vực nấu thì cần đảm bảo cách nhiệt. Xung quanh mặt bếp nên được dán để tránh bắn dầu mỡ khi chế biến. Không dùng chất liệu bàn gỗ dễ bắt lửa. Cuối cùng là khu vực để đồ ăn chín và sửa soạn bữa ăn.

Tủ lạnh nên được đặt xa nguồn nước để tránh bị chập điện. Không gian phòng bếp có những quy tắc về tính chất vật lý. Ánh sáng rất quan trọng trong mọi không gian sống của chúng ta. Ánh sáng đầy đủ tạo sự an toàn trong khi chế biến và cảm quan đồ ăn chính xác hơn. Cần có hệ thống thông gió, hút mùi tốt. Diện tích vừa đủ rộng để không bị vướng khi làm việc trong bếp. Không dùng các vật liệu sàn quá trơn trượt. Đây là những yêu cầu cần có trong thiết kế nội thất nhà bếp mà bạn nên lưu tâm.

4. Trọn gói thiết kế bản vẽ và thi công phòng bếp của Betaviet Group

Một bản vẽ phòng bếp tốt là một bản vẽ thể hiện được từ phong cách, vị trí mặt bằng đến chi tiết đồ dùng. Nên có báo giá đi kèm để chủ đầu tư có thể chủ động đưa ra những yêu cầu thay đổi cân nhắc phù hợp.

Tại Betaviet Group, chúng tôi xây dựng một hệ sinh thái kiến trúc. Từ các khâu tư vấn cho nhà chung cư đến thiết kế thi công trọn gói khách sạn đều có thể mang lại chất lượng cho khách hàng. Chúng tôi có cả xưởng chế tác đồ nội thất và nhà cung cấp thiết bị riêng. Từ đó có thể đưa ra cho khách hàng mức giá thành ưu đãi nhất.

Quý khách có nhu cầu:

+ Thiết kế bản vẽ phòng bếp và thi công trọn gói

+ Thiết kế phòng khách, phòng ngủ

+ Thiết kế nội thất nhà , văn phòng, khách sạn theo phong thủy

Xin liên hệ theo hotline 0915010800 để được tư vấn và chăm sóc kỹ nhất!