Đăng ký thành công!
Betaviet sẽ liên hệ để tư vấn Quý Khách trong thời gian sớm nhất
Trân trọng cảm ơn!
Đăng ký thất bại!
Số điện thoại chưa đúng định dạng hoặc các trường nhập còn thiếu. Vui lòng nhập lại!

Đặt lịch tư vấn

Chuẩn bị gì cho giai đoạn hoàn thiện căn nhà

Sau khi đã chọn được cho mình một nhà thầu ưng ý để gửi gắm công trình để đời, gửi gắm tổ ấm vào đó cho các kiến trúc sư, xác định được phong cách thiết kế cùng với cầm trên tay bản vẽ căn nhà hoàn thiện từ ngoại thất đến nội thất, là lúc để chủ nhà nên nghĩ đến giai đoạn hoàn thiện căn nhà, cũng là một quy trình không hề đơn giản để đưa công trình thô vào sử dụng đúng theo mong muốn và ý thích.

Sau khi đã chọn được cho mình một nhà thầu ưng ý để gửi gắm công trình để đời, gửi gắm tổ ấm vào đó cho các kiến trúc sư, xác định được phong cách thiết kế cùng với cầm trên tay bản vẽ căn nhà hoàn thiện từ ngoại thất đến nội thất, là lúc để chủ nhà nên nghĩ đến giai đoạn hoàn thiện căn nhà, cũng là một quy trình không hề đơn giản để đưa công trình thô vào sử dụng đúng theo mong muốn và ý thích.

Hoàn thiện căn nhà là khâu mà rất nhiều chủ đầu tư phải bỏ ra không ít công sức cũng như tiền bạc chi phí phát sinh thêm là khá nhiều, khó có thể dự trù hoàn hảo. Chính vì vậy, chúng tôi, Betaviet, một đơn vị thiết kế uy tín và có kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm trong quá trình hoàn thiện căn nhà và trả lời cho các bạn câu hỏi “Chuẩn bị gì cho giai đoạn hoàn thiện căn nhà?”.

/public/upload/chuan-bi-gi-cho-giai-doan-hoan-thien-can-nha-1jpg-1690784331366.jpg

Quy trình hoàn thiện căn nhà thường được xây dựng, thực hiện theo một trình tự khá giống nhau, bao gồm các bước: trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét và cuối cùng là lắp đặt nội thất.

Đầu tiên, công việc trát tường

Giai đoạn này cần phải lưu ý tỷ lệ trộn đã được quy định sẵn trong hồ sơ thiết kế, lớp trát trên cùng bằng vữa cần phải kiểm định chất lượng vữa trước khi sơn bả hay ốp gạch hoặc trang trí đắp nổi trên tường. Trát tường ở một số vị trí khác nhau thì khác nhau, ví dụ như những vị trí trần nhà, sàn nhà, hay những vị trí tiếp xúc thì nên gia tăng thêm một chút hỗn hợp chống thấm nhất định để bảo vệ khối tường tránh thấm, ẩm mốc. Những diện tích cần ốp lát gạch như sàn, chân tường hay tường trang trí, nhà vệ sinh, cần phải cán phẳng vữa và xi măng trước khi lát.

/public/upload/chuan-bi-gi-cho-giai-doan-hoan-thien-can-nha-2jpg-1690784353810.jpg

Thứ hai là bước ốp lát gạch

Trên thị trường hiện nay đang lưu hành rất nhiều loại gạch ốp lát, đa dạng về mẫu mã và chất lượng cũng như giá thành phù hợp với từng loại gạch. Việc ốp lát sẽ khiến cho căn nhà sáng, gọn gàng và sạch sẽ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mỗi nhà sản xuất và đơn vị thi công đều có những tiêu chuẩn ốp lát riêng mà chúng ta không thể không tuân theo. Yêu cầu đối với việc ốp lát là chọn loại gạch phù hợp với không gian nội thất, khi lát mạch gạch phải đều, thẳng, không xô lệch ngả nghiêng.

/public/upload/chuan-bi-gi-cho-giai-doan-hoan-thien-can-nha-3jpg-1690784379063.jpg

Tiếp theo là sơn bả tường

Trên thị trường hiện nay có thẻ chia ra 2 loại sơn: sơn gốc nước và sơn gốc dầu. Sơn gốc nước được sử dụng rộng rãi với ưu điểm không độc hại cho sức khỏe và môi trường, máng sơn cho phép lượng hơi ẩm nhất định bên trong tường thoát ra mà không gây phồng rộp. Sơn gốc dầu: chủ yếu dùng cho bề mặt gỗ và kim loại. Ưu điểm là sơn trong nhà dễ chùi rửa, vệ sinh, bề mặt mịn, còn sơn ngoài trời có đặc tính chống thấm, chống bám và bền màu. Việc sơn tường đảm bảo cho căn nhà tính thẩm mỹ và lâu bền, cũng như góp phần vào việc trang trí ngoại thất, khá nhiều thiết kế sử dụng chính màu sơn tưởng để làm thành những điểm nhất đơn giản mà sinh động, thay cho những đoạn phào chỉ tốn kém, và khó thi công.

/public/upload/chuan-bi-gi-cho-giai-doan-hoan-thien-can-nha-4jpg-1690784393766.jpg

Thứ tư là công đoạn Lắp đặt điện nước, chống sét.

Các chi tiết, thiết bị như bồn nước, bồn vệ sinh, bóng đèn điện,..cần được thực hiện theo đúng bản vẽ kỹ thuật đồng thời đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn hiện nay. Điều quan trọng là phải bền vững, an toàn và tiết kiệm điện, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình đồng thời nên chọn các sản phẩm có thương hiệu và uy tín.  Hệ thống cáp điện cần có cầu dao an toàn, độ dốc thoải của ống nước phải đảm bả tiêu chuẩn, các đường dây điện trong ống bảo vệ tránh bị ẩm, chập điện, hệ thống chống sét đảm bảo nối với đất đúng quy cách,…

/public/upload/chuan-bi-gi-cho-giai-doan-hoan-thien-can-nha-5jpg-1690784406754.jpg

Cuối cùng là việc lắp đặt nội thất.

Đây chính là khâu dễ phát sinh ra những chi phí ngoài lề mà việc dự trù ban đầu không thể tính đến do trong quá trình chọn lựa, ý thích cảm quan của chủ nhà có thể thay đổi. Cốt yếu, quan trọng nhất của khâu lắp đặt nội thất là phải phù hợp với phong cách xây dựng, hài hòa với màu sơn và gạch ốp sàn, tường, có công năng sử dụng tốt, đáp ứng được yêu cầu về mặt diện tích. Tốt hơn bạn nên tìm đến các kiến trúc sư thiết kế nhà cho bạn để có được những ý kiến tham khảo phù hợp, không mất thời gian chọn lựa quá nhiều mà vẫn đảm bảo có thể hợp với ý thích và phong cách mà bạn muốn.

/public/upload/chuan-bi-gi-cho-giai-doan-hoan-thien-can-nha-6jpg-1690784419647.jpg

Trên đây là những lời khuyên hữu ích của Beta Việt chúng tôi. Ngoài ra, trong cả quá trình hoàn thiện nhà, bạn nên lưu giữ lại các bản vẽ chi tiết, bản thiết kế cụ thể để sau này tiện cho việc sửa chữa, thay thế được nhanh chóng và chính xác hơn. Có lẽ việc biến 70% căn nhà thô trở thành một không gian sống tiện ích sẽ không còn là khó khăn sau khi đọc bài viết này.