Nứt tường là hiện tượng phổ biến khi xây dựng. Không riêng gì những căn nhà lâu năm hay đã xuống cấp mới xuất hiện những vết nứt. Bởi ngay cả những ngôi nhà mới hoàn thiện xong cũng có những dấu hiệu này. Các vết nứt tường ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có những nguy cơ đe dọa kết cấu của ngôi nhà
Nứt tường là hiện tượng phổ biến khi xây dựng. Không riêng gì những căn nhà lâu năm hay đã xuống cấp mới xuất hiện những vết nứt. Bởi ngay cả những ngôi nhà mới hoàn thiện xong cũng có những dấu hiệu này. Các vết nứt tường ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có những nguy cơ đe dọa kết cấu của ngôi nhà. Việc “điều trị” dứt điểm vấn đề này là khá khó khăn. Tuy nhiên để khống chế và giảm thiểu thì không phải là không có cách.
Khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều. Cùng với sự nóng lên toàn cầu và sự xuất hiện của thời tiết cực đoan. Đây là những nguyên nhân dẫn tới sự cố như nứt tường, nứt trần hay nứt cổ trần. Các vết nứt trong trường hợp này thường có dạng chân chim. Các vết nứt có kích thước nhỏ (khoảng dưới 3mm) kéo dài và vắt ngang trên bờ tường.
Nhiều chủ đầu tư không am hiểu kỹ thuật xây dựng cũng là nguyên nhân. Một bức tường mịn màng chưa hẳn đã đạt tiêu chuẩn. Việc không đảm bảo dùng tỷ lệ pha trộn xi măng sai. Hoặc do tay nghề thợ non kém cũng là nguyên. Đây là những lý do khiến những vết nứt tường xuất hiện ngay từ khi mới xây xong.
Tường nứt sẽ xuất hiện khi:
Đó là tất cả những nguyên nhân nứt vữa tường nhà và công trình xây dựng.
Tuy nhiên nhiều khi cũng do chính chủ đầu tư chủ quan. Đôi khi họ chỉ quan tâm đến thẩm mỹ mà bỏ qua yếu tố kỹ thuật. Hoặc cùng có thể vì tiết kiệm chi phí mà lại tiết kiệm thuê lao động giá rẻ, trình độ thấp. Đó là những nguyên nhân khiến công trình trở nên “mong manh” và dễ nứt.
Nguyên nhân là do không khảo sát kỹ địa hình xây dựng. Từ đó có những tính toán chưa hợp lý về khả năng chịu tải. Điều này sẽ khiến nhà bị sụt lún sau một thời gian sử dụng. Những vết nứt như thế này sẽ rất khó để khắc phục hoặc nếu có cũng chỉ mang tính tạm thời. Bởi nguyên nhân sâu xa là từ móng nhà không được giải quyết
Không có gì là mãi mãi. Một căn nhà dù có xây dựng kiên cố đến đâu cũng không tránh được quy luật này. Tuy nhiên những vết nứt do nhà xuống cấp cảnh báo nguy cơ mất an toàn rất lớn. Bởi vữa có thể rơi ra và bức tường có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: giông lốc, bão tố, mưa lớn… Khiến cây đổ, cột điện gãy đè vào nhà cũng là những nguyên nhân gây nứt tường. Nhà hàng xóm xây dựng không đảm bảo kỹ thuật gây đổ sập đè vào nhà. Hay việc khai thác và xây dựng quá mức của các công trường xung quanh. Đây cùng là những nguyên nhân góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên các vết nứt tường.
Dù có giải quyết được hay không thì những vết nứt đó cũng ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ. Cùng với đó sẽ đe dọa sự an toàn của những người sống ở trong. Vì thế nếu thấy xuất hiện những vết nứt tường, những cách bạn có thể làm là:
+ Đầu tiên tô một lớp hồ dầu (xi măng nguyên chất) thật mỏng đủ để giữ lên khu vực dự định đặt lưới thép.
+ Sau đó đặt lưới thép lên khu vực vừa tô.
+ Tô thêm lớp hồ dầu mỏng phía trên.
+ Cuối cùng là tiến hành tô tường bình thường.
Việc sửa chữa và khắc phục hậu quả bao giờ cũng khó khăn và phức tạp. Vì thế nên thi công chuẩn xác, đúng kỹ thuật ngay từ đầu. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều. Khi xây tường cần chú ý xây thật phẳng, mạch vữa phải đủ “no” và được miết gọn gàng. Không được lồi ra ngoài và tường sau khi xây phải được tưới ẩm thường xuyên để duy trì độ ẩm cần thiết. Sau khi trát tường, nên để tối thiểu 7 ngày sau hãy tiến hành các công đoạn chà xát hay sơn nước lên trên.
Tư vấn chuyên sâu bởi nhà thiết kế, giám đốc thi công nhiều năm kinh nghiệm
Giảm tới 30% 300tr
Đồ nội thất nhập khẩu
Hỗ trợ thủ tục pháp lý
cấp phép xây dựng
Betaviet sẽ liên hệ để tư vấn Quý khách trong thời gian sớm nhất
Trân trọng cảm ơn!