Hỗ trợ 24/7
Hỗ trợ 24/7
0915 010 800
Hỗ trợ 24/7
Trang chủ » Tin tức & Sự kiện » Nền đất yếu trong xây dựng – Xử lý thế nào?
Dự toán chi phí đầu tư căn nhà của bạn là bao nhiêu?

    Tỉnh/ thành phố:
    Diện tích ngôi nhà:
    Số điện thoại:

    Betaviet đảm bảo với bạn rằng chúng tôi sẽ bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân của bạn

    Báo giá dự toán ngôi nhà của bạn là
    VND
    Phí thiết kế
    VND
    Phí thi công
    VND
    Phí vật tư
    VND
    Thi công sân vườn
    VND
    Nền đất yếu trong xây dựng – Xử lý thế nào?

    Lún, sập luôn là những nguy cơ của một công trình mà khó đánh giá và dự phòng nhất. Đây cũng chính là một trong những yếu tố khiến cho chất lượng công trình đi xuống, phá hủy cấu trúc gây khó khăn cho quá trình thi công công trình. Vấn đề khó khăn này luôn là một tình huống cần đến sự kết hợp giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế để giải quyết, tránh các sự cố trong xây dựng và sử dụng nhà ở

    Lún, sập luôn là những nguy cơ của một công trình mà khó đánh giá và dự phòng nhất. Đây cũng chính là một trong những yếu tố khiến cho chất lượng công trình đi xuống, phá hủy cấu trúc gây khó khăn cho quá trình thi công công trình. Vấn đề khó khăn này luôn là một tình huống cần đến sự kết hợp giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế để giải quyết, tránh các sự cố trong xây dựng và sử dụng nhà ở. Phương pháp xử lí đất yếu gồm nhiều loại, căn cứ vào điều kiện địa chất, nguyên nhân và đòi hỏi với công nghệ khắc phục. Nếu muốn đặt móng công trình xây dựng trên nền đất yếu  thì phải có các biện pháp kỹ thuật để cải tạo tính năng chịu lực của nó. Nền đất sau khi xử lý gọi là nền nhân tạo.

    Việc xử lý khi xây dựng công trình trên nền đất yếu phụ thuộc vào điều kiện như: đặc điểm công trình, đặc điểm của nền đất… Với từng điều kiện cụ thể mà người thiết kế đưa ra các biện pháp xử lý hợp lý. Có nhiều biện pháp xử lý cụ thể khi gặp nền đất yếu như: xử lý kết cấu công trình, xử lý móng và xử lý nền.Các biện pháp xử lí về kết cấu công trình

    • Các vật liệu sử dụng để xây dựng công trình được thay thế hoặc làm mới bằng các loại vật liệu thanh mảnh, các dạng vật liệu nhẹ hoặc kết cấu nhẹ nhằm giảm khối lượng công trình, từ đó làm giảm lực tác động lên phần móng. Tuy vậy, vẫn phải đảm bảo với những loại vật liệu mỏng nhẹ như vậy có khả năng chịu lực cho công trình tốt.

    • Tăng độ linh hoạt của phần móng bằng cách dùng kết cấu tĩnh định hay xẻ các khe lún nhằm tạo độ giãn nở phát sinh trong kết cấu khi xảy ra lún lệch hoặc lún không đều.
    • Gia cố công trình bằng cách sử dụng các đia bê tông kiên cố nhằm tăng khả năng chịu lực. sức uốn.
    • Tiếp tục gia cố thêm vào những vị trí đang nghi ngờ hay đã được dự đoán tình trạng chịu tải lớn dễ gây ra biến đổi cấu trúc và lún.

    Các biện pháp về xử lý móng

    • Chọn móng cọc cho công trình, sử dụng móng cọc cho các căn biệt thự trên nền đất yếu là lựa chọn phổ biến nhất hiện nay, móng cọc giúp công trình kiên cố, giảm sức tải của áp lực đối với nền đất.
    • Có thể tăng chiều cao chôn móng, đưa móng xuống sâu hơn nữa. Khi tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền đồng thời làm giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng; Đồng thời tăng độ sâu chôn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt hơn, ổn định hơn. Tuy nhiên việc tăng chiều sâu chôn móng phải cân nhắc giữa 2 yếu tố kinh tế và kỹ thuật.

    • Thay đổi trực tiếp áp lực tác dụng lên mặt nền bằng phương pháp thay đổi hình dạng và kích thước móng, do đó cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như giảm thiểu được sự biến dạng của nền. Người ta thường làm tăng diện tích đáy móng, tuy nhiên kiểu cải tạo này không hoàn toàn phù hợp trên những công trình xây dựng trên một nền đất có tính nén lún tăng dần theo thời gian.
    • Ngoài ra, có thể thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất xây dựng. Có khá nhiều loại móng có thể sử dụng để làm loại móng thay thế như móng băng, móng bè, móng hộp, móng bản,…Độ biến dạng và độ lún sẽ tỷ lệ nghịch với độ cứng của móng, nhất là đối với các loại móng bản, móng bè. Với loại móng bản có kích thước lớn, có thể xử lí thêm bằng các biện pháp tăng chiều dày, tăng cốt thép chịu lưc, tăng cường thêm các sườn bên,…

    Các biện pháp xử lý về nền

    Xử lý nền là kiểu chống sụt lún khá thịnh hành trong điều kiện thổ nhưỡng và đất xây dựng ở Việt Nam. Các vật liệu dùng để gia cố nền cũng rất gần gũi với cuộc sống, rẻ và dễ kiếm. Nhìn chung, có khá nhiều phương pháp xử lý nền, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị phương pháp phổ biến nhất tại thời điểm này:

    • Các loại tải trọng động như máy đầm rung, đầm lăn được sử dụng khá phổ biến với điều kiện địa chất đất cát hoặc đất. Trong các công trình dân dụng thì các vật liệu tự nhiên, rẻ tiền hơn như cọc tre, cọc cừ tràm, cọc gỗ chắc thường được áp dụng. Người ta có thể gia cố đất thêm trong các công trình đường bộ, đường sắt bằng hệ lưới nền cơ học. Hạn chế sửu dụng thuốc nổ sâu vì không mang đến những hiệu quả lâu dài và khó sử dụng trong các công trình trên nền đất sét.
    • Dùng giếng cát, phương pháp bắc thấm, điện thấm hay hạ mực nước ngầm chính là phương pháp vật lý.
    • Một số hóa chất cũng đang được quan tâm như xi măng, thủy tinh, phương pháp Silicat hóa để tăng cường liên kết trong đất tránh lún sụt.
    • Phương pháp thủy lực: là phương pháp mượn lực nén thủy lực để gia cố đất, phương pháp này đòi hỏi trình độ công nghệ cao, nhưng lại mang đến hiệu quả kinh tế và giảm thời gian thi công.

     Lún, sụt luôn là nguy cơ không mong muốn nhất của một nền đất yếu. Các phương pháp cải tạo và gia cố ngày nay đã và đang được nghiên cứu khá nhiều, làm phong phú thêm các lựa chọn để có thể phù hợp hơn với sự đa dạng các loại địa hình xây dựng.

     

    Bài viết liên quan

    Biệt thự siêu hoành tráng của đại gia đất Ninh Bình
    Ninh Bình, đất cố đô, là nơi sản sinh ra rất nhiều nhân tài, và không ít trong số đó đã trở thành các đại gia, về trên quê hương mình xây dựng nên công trình làm thay đổi bộ mặt kiến trúc của vùng đất địa linh nhân kiệt…
    Đừng bỏ lỡ mẫu thiết kế nội thất phòng khách 25m2 đẹp từng centimet
    Phòng khách diện tích 25m2 là diện tích đủ để thỏa sức thiết kế. Vậy nếu sở hữu một khoảng diện tích 25m2 thì bạn sẽ thiết kế nội thất phòng khách đơn giản này như thế nào? Bài trí bên trong ra sao? Làm thế nào để có một…
    Tổng hợp những mẫu phòng gia đình đẹp đáng để tham khảo
    Có một không gian mà các thành viên đều cảm thấy thoải mái và muốn được tận hưởng đó chính là phòng sinh hoạt chung (phòng gia đình) – điểm đến cho các thành viên trong gia đình để cùng nhau được trò chuyện vui vẻ, nơi mà các thành…

    Các dự án thiết kế kiến trúc

    Xem thêm ≫

    Các dự án thiết kế nội thất

    Xem thêm ≫

    Các công trình thi công

    Xem thêm ≫
    01 /
    Đào Anh Tú
    Đề xuất
    Đào Anh Tú

    Chức vụ: Giám đốc thiết kế Kiến trúc
    Số dự án đã thực hiện: 0+
    Số năm kinh nghiệm: 16.

    Nguyễn Hùng Thông tin

    Nguyễn Hùng

    Kiến trúc sư chủ trì Kiến trúc
    Năm kinh nghiệm: 8 Dự án thiết kế: 0 Chi tiết
    Tạ Đinh Huy Thông tin

    Tạ Đinh Huy

    Kiến trúc sư chủ trì Kiến trúc
    Năm kinh nghiệm: 6 Dự án thiết kế: 7 Chi tiết
    Lê Quang Huy Thông tin

    Lê Quang Huy

    Kiến trúc sư chủ trì Kiến trúc, Nội thất
    Năm kinh nghiệm: 10 Dự án thiết kế: 13 Chi tiết
    Trương Đức Hiếu Thông tin

    Trương Đức Hiếu

    Giám đốc thiết kế Nội thất
    Năm kinh nghiệm: 16 Dự án thiết kế: 56 Chi tiết
    Đoàn Đức Dương Thông tin

    Đoàn Đức Dương

    Kiến trúc sư chủ trì Kiến trúc, Nội thất
    Năm kinh nghiệm: 9 Dự án thiết kế: 11 Chi tiết
    01
    Title
    Đặt lịch tư vấn miễn phí
    Gặp trực tiếp quản lý dự án

      Title
      NHÀ TÔI ĐẦU TƯ HẾT BAO NHIÊU TIỀN ?
      Đã có 15135 người nhận được bản dự toán miễn phí
      ƯỚC TÍNH
      3523.000.000 VND
      Đăng ký thành công!

      Betaviet sẽ liên hệ để tư vấn Quý khách trong thời gian sớm nhất
      Trân trọng cảm ơn!