Hỗ trợ 24/7
Hỗ trợ 24/7
0915 010 800
Hỗ trợ 24/7
Trang chủ » Tin tức & Sự kiện » Thiết kế phòng khách bởi tầng lửng hay thông tầng là hợp lý?
Dự toán chi phí đầu tư căn nhà của bạn là bao nhiêu?

    Tỉnh/ thành phố:
    Diện tích ngôi nhà:
    Số điện thoại:

    Betaviet đảm bảo với bạn rằng chúng tôi sẽ bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân của bạn

    Báo giá dự toán ngôi nhà của bạn là
    VND
    Phí thiết kế
    VND
    Phí thi công
    VND
    Phí vật tư
    VND
    Thi công sân vườn
    VND
    Thiết kế phòng khách bởi tầng lửng hay thông tầng là hợp lý?

    Ý tưởng dùng tầng lửng làm phòng khách được thiết kế như thế nào? Mẫu thiết kế phòng khách kiểu này có ưu và nhược điểm gì? Tại sao nó đang trở thành một trong những xu hướng sáng tạo mới trong thiết kế nội thất? Hãy cùng Betaviet Group trả lời những câu hỏi và lên ý tưởng cho chính phòng khách gác lửng nhà mình nhé.

    Ý tưởng dùng tầng lửng làm phòng khách được thiết kế như thế nào? Mẫu thiết kế phòng khách kiểu này có ưu và nhược điểm gì? Tại sao nó đang trở thành một trong những xu hướng sáng tạo mới trong thiết kế nội thất? Hãy cùng Betaviet Group trả lời những câu hỏi và lên ý tưởng cho chính phòng khách gác lửng nhà mình nhé.

    Rất nhiều ý tưởng ngày nay được đưa ra trong thiết kế nội thất công trình nhà ở. Đối với các thiết kế nhà cao tầng, chúng ta sẽ được thấy phòng khách bố trí ngay tầng trệt. Tuy nhiên việc này không phải khi nào cũng được thiết kế theo khuôn mẫu như vậy.

    Một số thiết kế nội thất phòng khách cao cấp có sử dụng tầng lửng làm phòng khách. Có thể là phòng khách chính, cũng có thể là phòng khách phụ. Đây là một ý tưởng khá hay trong việc tối ưu hóa công năng của tất cả các không gian trong nội thất.

    1. Tầng lửng trong thiết kế nhà ở là tầng như thế nào

    Tầng lửng trong các thiết kế thường có chiều sâu chiếm 2/3 mặt bằng căn nhà. Tầng này là một tầng nhỏ, một tầng phụ từ phòng khách chính lên phía trên. Trong nhiều thiết kế nhà ở kinh điển thì không xuất hiện loại tầng lửng này. Đây là một cải tiến mới trong thiết kế nội thất.

    Với tầng lửng, gia chủ có được một không gian thoáng đãng cho phần phía trước của căn nhà. Giải pháp tăng chiều cao, ăn gian chiều cao này dành cho các căn nhà chật và ít diện tích sống. Tầng lửng làm phòng khách lại càng tạo được điểm nhấn chính cho không gian hiện đại và mới mẻ.

    Tầng lửng có một nhược điểm là chiều cao khá hạn chế. Không gian tầng lửng chính ra lại không hề thoáng đãng. Phần thoáng nhất là phần không gian trống phía trước tầng lửng. Đây là khoảng không được chừa lại cho phòng khách chính hoặc đầu nhà ống, nhà hẹp.

    Hơn nữa với một diện tích khiêm tốn thì các mặt trang trí của tầng lửng khá hạn chế. Do đó khi thiết kế tầng lửng làm phòng khách, gia chủ cần phải tính toán cho cân đối và hài hòa nhất.

    2. Thiết kế tầng lửng làm phòng khách ra sao

    Công việc đầu tiên trước khi hiện thực hóa ý tưởng dùng tầng lửng làm phòng khách là bước đo đạc và tính toán. Cần phải đưa ra các số liệu cụ thể và tỉ mỉ nhằm tránh các sai sót khi thi công. Cùng với đócần phải tối ưu nhất các không gian trang trí của tầng lửng. Kiểu dáng, chất liệu, màu sắc của các đồ dùng và chi tiết trong tầng lửng cũng cần chọn kỹ lưỡng.

    2.1. Diện tích của phòng khách có gác lửng

    Tùy vào diện tích của mặt bằng nhà bạn mà có diện tích chiều sâu của tầng gác lửng phù hợp. Thông thường tầng lửng sẽ kéo dài từ 2/3 sau của chiều sâu, trừ ra khoảng trống 1/3 trước của mặt bằng. Chiều cao tiêu chuẩn của một tầng lửng làm phòng khách là 2m.

    Khi thi công cần chú ý nếu để chiều cao trên 2m sẽ gây mất thẩm mỹ và mất cân bằng cho tầng lửng. Nếu chiều cao quá thấp dưới 2m thì không gian sẽ trở nên chật chội và vướng khi sử dụng tầng lửng.

    Vì thế chiều cao 2m được lấy làm mốc tiêu chuẩn để thiết kế phòng khách tầng lửng. Chiều cao này vừa đủ để có thể bố trí được các chi tiết khác như trần, như máy lạnh, các đồ đạc bàn ghế phù hợp.

    2.2. Chất liệu sử dụng cho lan can tầng lửng

    Tất nhiên đây là một tầng cao hơn mặt đất, do đó cần có lan can chắn phía bên ngoài. Phần lan can này không giống với các kiểu lan can ban công ngoại thất. Nó giống như các kiểu lan can cầu thang phòng khách trong nhà.

    Vì thế khi chọn lựa kiểu lan can cần cân nhắc kỹ hơn. Nếu sử dụng bê tông làm lan can sẽ có rất nhiều nhược điểm. Ví dụ như bê tông khá nặng, phần bê tông chiếm diện tích của tầng sẽ gây bí và tối cho tầng lửng.

    Vậy nên các nhà chuyên môn vẫn khuyên nên sử dụng kính cường lực làm lan can cho phòng khách tầng lửng. Nó cho phép ánh sáng được đưa vào không gian tầng lửng làm phòng khách. Ánh sáng tự nhiên khiến phòng thân thiện ấm áp, thoáng hơn và sáng hơn. Phần khung lan can có thể dùng kim loại sơn tĩnh điện. Một số thiết kế còn sử dụng giàn hoa leo cho lan can tầng lửng.

    2.3. Lựa chọn kiểu dáng cầu thang tầng lửng

    Sau lan can thì cầu thang là một điểm nhấn không thể thiếu được cho các tầng lửng làm phòng khách. Lựa chọn lan can thế nào cho đẹp sẽ tạo ra điểm nhấn sáng tạo cho phòng khách nhà bạn. Thường với các phòng khách tầng lửng có thể chọn cầu thang 1 đợt.

    Kích thước ngắn hay dài tùy theo diện tích trống. Cầu thang xoắn cũng có thể sử dụng tuy nhiên nó sẽ che lấp không gian phía sâu ở tầng dưới. Nên thiết kế một cầu thang cạnh cửa chính để phô trương nét độc đáo của tầng lửng.

    2.4. Thiết kế đèn và trần phòng khách tầng lửng

    Khi thiết kế một tầng lửng làm phòng khách thì nên bố trí hệ thống ánh sáng cho tốt. Tốt nhất là kết hợp ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo cân bằng, hài hòa. Phòng khách tầng lửng nên có một cửa sổ hoặc cửa thông gió hướng thẳng vào. Nó sẽ mang đến sự thoáng đãng và tránh sự bí tối cho tầng lửng.

    Đối với hệ thống trần phòng khách tầng lửng thì nên ưu tiên dòng trần thạch cao. Không nên dùng trần gỗ vì sẽ gây bí, nóng và tối. Hình dạng trần tầng lửng nên bố trí kiểu trần bằng. Tránh các kiểu trần giật cấp hay trần quá đồ sộ sẽ gây mất mỹ quan cho phòng khách. Màu sắc trần nên chọn các tông màu tươi sáng.

    Đèn phòng khách tầng lửng nên tránh các loại đèn chùm lớn, đèn thả quá dài. Với diện tích và chiều cao không lớn thì các loại đèn này trở nên không phù hợp với một tầng lửng làm phòng khách. Có thể chọn các dòng đèn gắn tường, đèn để bàn phù hợp. Lựa chọn ánh sáng vàng dịu nhẹ, không cần quá chói mắt và không nên quá lòe loẹt.

    3. Thiết kế phòng khách ở tầng lửng

    Nhìn chung một phòng khách tầng lửng nên được thiết kế đơn giản. Với không gian khiêm tốn thì việc bài trí quá nhiều trở nên rối mắt và không hợp lý. Bàn ghế phòng khách lửng nên dùng những loại sofa thẳng, sofa đơn. Hoặc các loại ghế đệm, ghế tựa nhỏ tiết kiệm diện tích.

    Có thể chọn các mẫu bàn cho phòng khách tầng lửng gọn gàng. Đó là các kiểu bàn tròn nhỏ, bàn ngồi bệt thấp. Thiết kế nội thất tầng lửng làm phòng khách ngồi bệt cũng là một ý tưởng không tồi.

    Decor không gian nên chọn các tông màu tươi sáng. Đây là giải pháp nhằm làm tăng ánh sáng cho không gian tầng lửng. Điển hình có các màu sắc như trắng, trắng kem, vàng tươi, xanh dương dịu mắt, xanh lá mát mẻ,… Hoa tươi, hoa khô để bàn nên được xem xét đưa vào trong không gian thêm sinh động.

    Một số kệ, tủ cũng có thể cân nhắc bài trí, nhưng chọn loại kích thước vừa phải phù hợp. Nếu muốn bài trí cây cảnh trong phòng thì nên sử dụng các loại cây nhỏ gọn. Không nên đưa các loại cây có lá to bản hoặc quá cồng kềnh vào không gian tầng lửng phòng khách.

    Nói chung khi thiết kế đồ dùng nội thất cho tầng lửng cần chú ý tối giản kích thước và trọng lượng. Vì lý do đó mà nội thất gỗ tự nhiên theo các phong cách như: Cổ điển, Tân cổ điển không được khuyến khích. Tối giản, thanh lịch, sáng, cân đối hài hòa, đó là những yêu cầu cơ bản của một nội thất phòng khách tầng lửng.

    Để được tư vấn chi tiết hơn về mẫu thiết kế nội thất  phòng khách tầng lửng nhà bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. Gọi ngay holine 0915010800 Betaviet Group sẽ hỗ trợ bạn nhanh nhất 24/7.

    Bài viết liên quan

    Tư vấn những cách thiết kế nội thất đẹp hiện đại tiết kiệm không gian nhất
    Nội thất đẹp hiện đại ngày này ngày càng thông minh hơn rất nhiều. Việc thiết kế nội thất không chỉ dựa trên những tiêu chí về phong cách, sở thích mà còn phụ thuộc rất nhiều vào không gian sống của bạn. Vậy thiết kế nội thất tiết kiệm không gian thế…
    Những biệt thự tân cổ điển châu Âu càng ngắm càng mê
    Biệt thự tân cổ điển châu Âu được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp dung hòa giữa nét cổ điển sang trọng với sự nhẹ nhàng, thanh lịch. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được sự lên ngôi của phong cách này trong nhiều thiết kế biệt thự…
    Điểm ấn tượng ít ai ngờ tới trong mẫu nội thất phong cách Á Đông
    Thiết kế nội thất Á Đông trong thời đại mới này vẫn có sức hút riêng. Bởi lẽ nó vẫn còn giữ được những nét truyền thống ngàn năm của phương Đông. Những cách trang trí này mang thiên nhiên vào ngôi nhà của bạn, giản dị và mộc mạc.…

    Các dự án thiết kế kiến trúc

    Xem thêm ≫

    Các dự án thiết kế nội thất

    Xem thêm ≫

    Các công trình thi công

    Xem thêm ≫
    01 /
    Lê Hoàng Minh Tân
    Đề xuất
    Lê Hoàng Minh Tân

    Chức vụ: Giám đốc thiết kế Nội thất
    Số dự án đã thực hiện: 0+
    Số năm kinh nghiệm: 7.

    Nguyễn Mạnh Cường Thông tin

    Nguyễn Mạnh Cường

    Giám đốc thiết kế Nội thất
    Năm kinh nghiệm: 12 Dự án thiết kế: 14 Chi tiết
    Tạ Đinh Huy Thông tin

    Tạ Đinh Huy

    Kiến trúc sư chủ trì Kiến trúc
    Năm kinh nghiệm: 6 Dự án thiết kế: 7 Chi tiết
    Mai Tiến Hưng Thông tin

    Mai Tiến Hưng

    Kiến trúc sư chủ trì Nội thất
    Năm kinh nghiệm: 9 Dự án thiết kế: 5 Chi tiết
    Vũ Tiến Dương Thông tin

    Vũ Tiến Dương

    Giám đốc thiết kế Kiến trúc, Nội thất
    Năm kinh nghiệm: 15 Dự án thiết kế: 0 Chi tiết
    Phạm Xuân Anh Thông tin

    Phạm Xuân Anh

    Kiến trúc sư chủ trì Kiến trúc, Nội thất
    Năm kinh nghiệm: 9 Dự án thiết kế: 5 Chi tiết
    01
    Title
    Đặt lịch tư vấn miễn phí
    Gặp trực tiếp quản lý dự án

      Title
      NHÀ TÔI ĐẦU TƯ HẾT BAO NHIÊU TIỀN ?
      Đã có 15135 người nhận được bản dự toán miễn phí
      ƯỚC TÍNH
      3523.000.000 VND
      Đăng ký thành công!

      Betaviet sẽ liên hệ để tư vấn Quý khách trong thời gian sớm nhất
      Trân trọng cảm ơn!