Đăng ký thành công!
Betaviet sẽ liên hệ để tư vấn Quý Khách trong thời gian sớm nhất
Trân trọng cảm ơn!
Đăng ký thất bại!
Số điện thoại chưa đúng định dạng hoặc các trường nhập còn thiếu. Vui lòng nhập lại!

Đặt lịch tư vấn

Những ý tưởng thiết kế nội thất phòng khách tầng 2 đầy tinh tế

Phòng khách tầng 2 là một giải pháp hữu hiệu cho những nhà biệt thự phố. Vậy phòng khách nhà phố tầng 2 có ưu điểm và nhược điểm nào bạn nên biết? Tất cả có trong bài viết dưới đây của chúng tôi, sẽ chia sẻ lý do và cách thiết kế cho các không gian lạ này.

1. Ý tưởng thiết kế phòng khách đẹp tầng 2 tinh tế

Bỏ qua những băn khoăn ở trên khi bạn muốn thiết kế một phòng khách tầng 2 đẹp. Bây giờ bạn đã có cho mình quyết định xây dựng vị trí của phòng khách. Phần này chúng ta sẽ thảo luận với nhau về những kinh nghiệm trong thiết kế. Cả về kiến trúc mặt bằng lẫn nội thất của một phòng khách tầng 2 xuất sắc.

1.1.Kiến trúc phòng khách tầng 2

Bố cục phòng khách nhỏ

Phòng khách nhỏ ở tầng 2 không phù hợp lắm cho phong cách Tân cổ điển và Cổ điển. Với diện tích nhỏ phòng khách nên thiết kế theo phong cách Hiện đại đơn giản, cách tân, mới lạ. Một số tiêu chí quy chuẩn cho căn phòng này khoảng từ 20m2, 25m2 hoặc 30m2. Các phòng khách cho dù hẹp vẫn phải đảm bảo nguồn ánh sáng tự nhiên tốt, độ thông thoáng và bố cục hài hòa.

/public/upload/noi-that-phong-khach-tang-2-depjpg-1690253991850.jpg/public/upload/2.jpg

Phòng khách tầng 2 có thể đặt ngay chính giữa trung tâm tầng hoặc lệch về góc. Nếu đặt ở chính giữa thì phần phía trước có thể là sảnh tầng 2 chính. Nên có một vách ngăn giữa phòng khách và cầu thang sau. 2 bên phòng khách có thể bố trí thêm phòng nghỉ phụ hoặc phòng thờ, đọc sách. Có thể có ban công bên ngoài hoặc không. Phần còn lại của tầng có thể tùy ý sắp xếp cho các không gian phòng tiện ích khác nhau.

/public/upload/phong-khach-nho-tang-2jpg-1690254010913.jpg

Ngăn cách với các không gian khác

Nếu cả tầng 2 được dùng cho các không gian phòng sinh hoạt chung thì có thể thiết kế phòng khách liền bếp và có vách ngăn mỏng. Nếu chỉ có phòng khách cùng các phòng nghỉ thì nên đặt liền với phần cầu thang. Phòng khách nhỏ không yêu cầu có ban công rộng bên ngoài. Tuy nhiên nếu có thì càng tốt.

Cột, kèo bên trong cần chú ý về màu sắc và độ cao đảm bảo sự lưu thông khí tốt nhất. Có thể thiết kế 1 cửa sổ hoặc 2 cửa sổ hướng sáng. Nếu bố trí 2 cửa sổ 2 mặt thì không nên thiết kế ban công. Nếu bố trí 1 cửa sổ nhỏ nên chọn lựa kiểu cửa tiết kiệm không gian như các dòng cửa kéo đẩy. Một chút cây xanh trong phòng có thể được chú ý. Nếu có ban công nhỏ thì có thể thêm vào vài chậu cây hoa.

Bố cục phòng khách lớn

Các thiết kế phòng khách có diện tích lên đến 40m2, 50m2 thường đi kèm với các phong cách Tân cổ điển,  Cổ điển đầy sang trọng. Để có được vẻ đẹp hoành tráng và đồ sộ, 1 cầu thang bên ngoài có thể sắp đặt để dẫn từ sân lên thẳng phòng khách tầng 2. Ngay khi điểm kết thúc trên bậc thềm là một mái che phần ngưỡng cửa. Có thể ứng dụng kiểu mái chóp tam giác kiểu La Mã – Hy Lạp hoặc các dạng mái Thái thấp, hoặc kiểu Baroque cổ điển.

/public/upload/phong-khach-tang-2-hien-daijpg-1690254069093.jpg

/public/upload/thiet-ke-noi-that-phong-khach-tang-2jpg-1690254084240.jpg

Cánh cửa lớn dẫn vào các phòng khách lớn tầng 2 là kiểu cửa 2 cánh. Thiết kế này thường thấy trong các biệt thự dinh thự sang trọng. Cửa thường làm từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ hạt dẻ châu Âu. Hay thuần Việt hơn như gỗ lim, sến, cẩm,… Đường vân gỗ tinh tế và màu sắc rất bắt mắt.

/public/upload/phong-khach-lon-tang-2jpg-1690254108305.jpg

Không gian khác

Bên trong mặt bằng của phòng khách lớn tầng 2 có thể thấy bắt đầu từ các sảnh deco. Sảnh này có thể được ngăn hoặc không ngăn với phòng khách. Nó tùy thuộc vào ý muốn riêng tư của chủ đầu tư. Cuối sảnh deco thường là thang nội thất thông tầng. Tuy cửa vào phòng khách nằm chính giữa hoặc chiếm gần hết không gian của ngoại thất, thì phòng khách cũng không nhất thiết phải nằm chính giữa tầng 2. Phòng này có thể bố trí hết 1 nửa bên tầng. Nửa không gian còn lại chia nhỏ cho các phòng nghỉ hoặc 1 khu vực bếp ăn liền kề.

Các phòng khách lớn sẽ có hệ thống cửa sổ khá nhiều nhằm tăng sáng cho không gian. Kết hợp cửa sổ, cửa chính cùng hệ thống thang thông tầng bên trong là một luồng thông gió thoáng mát cho gian phòng này.

1.2. Nội thất cho phòng khách tầng 2

Đầu tiên là các yếu tố vật lý trong trang trí. Cần cân bằng giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn. Phòng khách lớn nên sử dụng các kiểu đèn lớn, đèn chùm có cường độ sáng mạnh đủ chiếu khắp phòng. Phòng khách nhỏ nên sử dụng ít đèn hơn với cường độ yếu hơn tránh lãng phí điện năng. Đèn nhỏ, đèn bàn, đèn góc thường được khuyến khích cho các phòng khách có diện tích khiêm tốn. Thông gió có thể được lắp đặt ngay trong phòng khách nhưng người ta thường lợi dụng vị trí đến từ cửa sảnh chính, cửa sổ, hành lang tạo ra đường thông khí thoáng mát thích hợp.

Chất liệu

Chọn chất liệu cho các chi tiết trang trí cần cân nhắc kỹ lưỡng. Chọn các chất liệu tốt mang đến thời gian sử dụng lâu dài và tiết kiệm chi phí bảo trì thay mới. Các chất liệu được ưa chuộng nhất hiện nay có thể kể đến như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp MDF. HDF; inox, đá hoa cương, đá Marble, sofa mút cao su tự nhiên, tấm phủ da bò thật,….

Bài trí

Không gian cần phải cân xứng và có các khoảng trống nhất định. Rất nhiều nội thất phong cách châu Âu dùng hệ thống bàn ghế đồ sộ đều có các thiết kế cân đối. Chúng được đặt ngay chính giữa phòng khách. Xung quanh các không gian còn lại chừa chỗ trống có thể trang trí thêm tiểu cảnh, bể cá,… Lưu ý thêm về kích thước của các thành phần trang trí trong căn phòng phải phù hợp ăn khớp với nhau. Tránh tình trạng phòng khách quá nhỏ dùng đèn hoặc bàn ghế quá lớn gây mất mỹ quan chung.

2. Tại sao nên chọn Betaviet Group để thiết kế phòng khách tầng 2

Thiết kế nội thất phòng khách tầng 2 cũng không có gì quá khác biệt so với các phòng khách tầng 1. Phòng khách tầng 2 vừa có ưu điểm là thoáng gió, nhưng cũng có những nhược điểm là bất tiện khi đi lại và trang trí. Nếu sở hữu và thiết kế phòng khách tầng 2 thì nên lưu ý tất cả những điểm về kiến trúc và nội thất cho phù hợp.

Betaviet Group tự hào là đơn vị có chiều sâu kinh nghiệm với hơn 5000 công trình lớn nhỏ. Đội ngũ kiến trúc sư của chúng tôi vô cùng lành nghề. Chúng tôi luôn đưa ra được cho quý khách những ý tưởng táo bạo nhất. Toàn bộ thiết kế sẽ luôn được thể hiện chi tiết trên hồ sơ thiết kế.

3.Tại sao nên thiết kế phòng khách ở tầng 2?

Phòng khách tầng 2 không còn xa lạ gì nữa. Tuy nhiên đứng trước một quyết định thiết kế phòng khách ở khu vực khá sâu so với căn nhà như thế này thì nhiều người vẫn băn khoăn. Họ băn khoăn về những vấn đề được đề cập dưới đây. Cùng Betaviet Group giải quyết những câu hỏi đó nào.

3.1 Xem xét vị trí tầng 2

/public/upload/phong-khach-tang-2-nhojpg-1690254235789.jpg

Thường phòng khách sẽ không lấn quá sâu vào không gian nhà ở. Đây là nơi tiếp khách, nơi sinh hoạt chung không chỉ của cả gia đình mà còn của nhiều người khác cùng ra vào. Đặt nó ở tầng 1 là vị trí thuận tiện nhất so với sảnh chính, cửa ra vào. Tầng  1 cũng đảm bảo không gian thoáng mát nhất, lại có sân vườn, lối đi, dễ thiết kế thêm các sảnh phụ và mở cửa với bên ngoài. Do vậy nhiều người vẫn băn khoăn vì phòng khách tầng 2 không có được sự tiện lợi cùng những điều kiện như vậy.

Hơn nữa theo quan niệm của người Việt, phòng khách không nên đặt quá sâu trong thiết kế nhà. Các thói quen sinh hoạt gia đình, các sự kiện riêng tư hay không gian một mình của các thành viên lại có thể bị xáo trộn và quấy nhiễu.

Tuy nhiên không phải là không có giải pháp giải quyết các vấn đề này. Để có được một phòng khách ở tầng 2 tốt thì có thể thiết kế thêm các bức vách ngăn, lam ngăn,…

3.2 Xem xét đến sự an toàn

Thêm một vấn đề nữa về sự an toàn. Đặt phòng khách ở trên tầng 2 cũng nên cẩn trọng với nhà có trẻ nhỏ. Nên thiết kế những lan can cao và an toàn để bảo vệ cho trẻ khi tham gia chơi và sinh hoạt trên tầng này. Đây cũng là một tình trạng mà các chủ đầu tư còn ngần ngại khi thiết kế phòng khách tầng 2.

Tuy vậy vẫn nên thiết kế phòng khách tầng 2 vì nhiều lý do. Lý do đầu tiên là nó mới lạ phá cách. Tiếp theo là nó là trung tâm trong nhà và cách đều các phòng riêng tư. Về mặt an toàn có thể tham khảo hướng giải quyết đã nêu ở trên để có một phòng khách tầng 2 như ý.

3.3 Xem xét các công năng của các không gian

/public/upload/thiet-ke-biet-thu-co-phong-khach-tang-2jpg-1690254310453.jpg

Nhiều biệt thự phố, biệt thự mặt đường hiện nay có các thiết kế phòng khách ở tầng 2. Người ta thiết kế với nhiều lý do. Công năng của tầng 1 sẽ được dùng vào các mục đích khác. Nhiều công trình không đủ diện tích thiết kế chỗ để xe, tầng 1 sẽ được sử dụng làm gara ô tô và kho. Gara và phòng khách không thể thiết kế đi cùng nhau vì sẽ làm mất mỹ quan và che tầm nhìn của phòng khách phía bên trong. Các thiết kế nhà cao tầng cần có thang máy thì dưới tầng 1 cũng có thể sử dụng làm các khu vực chức năng điều khiển thang máy.

/public/upload/mat-bang-tham-khao-phong-khach-tang-2jpg-1690254338746.jpg

Tầng 2 này được thiết kế gồm phòng khách, phòng thờ và 2 phòng ngủ. Những không gian trong nhà được thiết kế có tính kết nối các thành viên trong gia đình.

Bếp cũng có thể bố trí ở tầng 1. Lý do bởi vì tính chất của phòng bếp có nhiều mùi thức ăn, ẩm ướt và cũng là một không gian cần mở. Bếp cũng là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình. Không chỉ vậy, phòng bếp cũng cần tiện lợi ra vào cho những bữa tiệc mời khách.

Đôi khi phần diện tích trống dành cho các tiểu cảnh cùng không gian ngoài trời được bố trí ngay tại tầng 1. Một số thiết kế khá tinh tế khi phần tầng 1 không bịt kín. Các trụ được đổ rất đồ sộ và kiên cố để chống giữ công trình phía trên. Bên trong phần có mái che được thiết kế thêm các tiểu cảnh, hoặc hồ bơi ngoài trời. Bên ngoài còn lại một chút không gian dành cho cây xanh và ánh nắng.

/public/upload/tham-khao-cong-nang-tang-1-trong-thiet-kejpg-1690254378381.jpg

4. Phong thủy phòng khách tầng 2 có ảnh hưởng đến gia chủ như thế nào

Người ta thường xem phong thủy dựa vào hướng xoay của cửa nhà. Cửa lớn của một ngôi nhà tất nhiên sẽ đa phần là cửa phòng khách. Cửa đón hướng, đón ánh sáng nên được bố trí phù hợp. Theo phong tục người Việt thì cửa lớn thường được quay về hướng Tây Nam, Đông Nam đón gió biển. Hạn chế tối đa quay mặt cửa về hướng Tây vì hứng trọn ánh mặt trời chói chang nhất của miền nhiệt đới vào buổi chiều. Một số vùng trên cả nước còn có gió lào khô nóng vào mùa hè.

/public/upload/thiet-ke-ngoai-that-phong-khach-tang-2jpg-1690254410891.jpg

Vì vậy, phong thủy của căn nhà không phụ thuộc vào việc đặt thiết kế phòng khách tầng 2. Dù có ở tầng nào đi chăng nữa thì phong thủy vẫn là hướng của cửa, của hồ sen bể cá, của ánh sáng, gió, xà ngang cột dọc,… trong công trình.

5. Các chi tiết cụ thể trang trí nội thất phòng khách tầng 2

Cầu thang phòng khách tầng 2

Phòng khách đặt ở tầng 2 sẽ nhất thiết cần phải có một cầu thang dẫn lên trên. Có 2 kiểu sắp đặt đó là cầu thang trong và cầu thang ngoài.

Cầu thang ngoài

Đối với các cầu thang ngoài dẫn lên nội thất phòng khách tầng 2 thì thường được làm từ bê tông cốt thép. Ở chính diện công trình hoặc lệch góc đều được. Đa số người thiết kế sẽ chọn các mẫu hình cánh cung, uốn lượn sát và dán vào phần tường bên ngoài. Các mẫu này tiết kiệm được khoảng diện tích nhô ra ngoài sân. Hơn nữa ép sát tường có phần tường chịu lực và bảo vệ, an toàn cho người dùng.

Phối trí cùng cầu thang sẽ là sự thiết kế của hàng con tiện. Lan can tay vịn cũng sẽ được quét thêm lớp sơn chống nước, xử lý chống rêu mốc như sơn ngoại thất. Điều này làm tăng sự bền bỉ với thời gian mà vẫn giữ được nét mới, nước sơn thuở đầu.

Cầu thang trong

/public/upload/cau-thang-phong-khach-tang-2jpg-1690254445631.jpg

Cầu thang nội thất lại có rất nhiều những lựa chọn khác nhau. Nó được phân loại theo số đợt nhịp, chức năng, chất liệu cầu thang. Về chất liệu phần lớn được thiết kế bằng bê tông cốt thép hoặc bằng gỗ. Mỗi loại có một ưu nhược điểm riêng. Bê tông cốt thép rất vững chắc và an toàn. Tuy nhiên khối lượng sẽ trở nên nặng nề. Bê tông cũng không phù hợp với các dạng cầu thang ít nhịp nghỉ hoặc xoắn.

Vật liệu gỗ nhẹ hơn và có ưu thế hơn một chút trong thiết kế. Tuy nhiên khi dùng vật liệu gỗ phải chú ý sẽ có tiếng cót két trên các bậc thềm theo thời gian nếu không được xử lý tốt. Cầu thang kim loại khá nhẹ nhưng chịu lực kém hơn. Cầu thang xoắn sẽ có những lõi kim loại, nhỏ gọn và khó đi, thích hợp với phòng khách gác lửng.

Cầu thang 1 đợt ép sát tường có hạn chế về chiều cao. Với các phòng khách đặt trên tầng 2 có chiều cao của tầng 1 rất lớn thì loại này không phù hợp. Nó sẽ phù hợp hơn với các kiểu phòng khách nằm ở gác lửng lưng chừng. Phòng khách tầng 2 chủ yếu là cầu thang 2 đợt 1 chiếu nghỉ hoặc 3 đợt 2 chiếu nghỉ. Có thể nó khá chiếm diện tích nhưng phù hợp với kích thước phòng.

Trần nội thất phòng khách tầng 2

Có 2 loại trần thường được sử dụng nhất hiện nay là trần gỗ và trần thạch cao.

Trần gỗ

Trần gỗ có khối lượng nhẹ, bóng màu sắc thời thượng cho giải pháp trang trí phòng theo phong cách cổ điển. Nó mang vẻ đẹp hoài cổ hơn hẳn so với trần thạch cao. Với một nội thất sang trọng theo các phong cách như Cổ điển, Tân cổ điển dùng đồ gỗ nhiều thì nên thi công trần gỗ. Màu vân gỗ vẫn đang thịnh hành và bắt mắt trên thị trường.

/public/upload/tran-go-dep-phong-khach-tang-2jpg-1690254476476.jpg

Trần thạch cao

Trần thạch cao cũng không hề nặng. Nó được thiết kế từ khung thạch cao và dầm bên trên rất bền chắc. Bên trong trần thạch cao có thể bố trí các đèn hắt nhằm tăng sáng cho phòng mà không cần đến các đèn trần. Trần thạch cao khiến cho không gian như rộng  thêm bởi màu sắc tươi sáng.

Đèn nội thất phòng khách tầng 2

Các kiểu đèn cho phòng khách hiện nay rất đa dạng. Có thể chọn lựa với rất nhiều mẫu mã đẹp. Tùy theo phong cách thiết kế nội thất và kích thước phòng khách mà có các loại đèn phù hợp. Cân nhắc thêm các mẫu đèn đẹp dưới đây.

Đèn chùm

Đèn chùm có thể sử dụng chủ yếu cho các phòng khách sang trọng dùng thiết kế châu Âu. Đèn chùm có khả năng chiếu sáng lớn, lan tỏa khắp các ngóc ngách của phòng. Đèn chùm có 2 dạng là dạng đính và dạng thả. Ngày nay chủ yếu người ta ưa chuộng đèn thả chùm. Các mẫu mã theo kiểu châu Âu có thể kể đến rất kinh điển như mẫu đèn có chụp đèn, mẫu đèn cây nến, chùm pha lê, chùm hoa, bát hoa sứ lớn. Số tầng của đèn chùm cũng có thể linh động với nhiều kiểu khác nhau.

/public/upload/den-pha-le-lon-phong-khach-tang-2jpg-1690254504995.jpg

Phòng khách Hiện đại nên dùng các dạng đèn chùm có bóng led thiết kế cách tân mới lạ. Hình dạng rất đa dạng từ nhỏ đến lớn, vuông tròn, nhiều cạnh đều có. Đèn led cho hiệu suất chiếu sáng tốt, cường độ vừa phải, ánh sáng ổn định và dễ thay mới.

Đèn ốp trần

Đèn ốp trần có thể sử dụng linh hoạt nhất cho tất cả các kiểu phòng khách. Có rất nhiều dạng ốp trần. Rộng nhất, lớn nhất là đèn mâm ốp trần. Các kiểu đèn mâm chiếu sáng rất tốt và có nhiều hình dạng đẹp. Đèn mâm hiện nay đang là một lựa chọn ưa chuộng của nhiều người. Mâm đèn có thể dùng bóng lẻ, bóng chùm hay bóng hắt.

Thường sử dụng ánh sáng vàng trên các mâm đèn để tránh cường độ quá chói mắt. Các dạng đèn ốp trần nhỏ hơn dùng cho các không gian với diện tích chiếu sáng hạn chế. Đèn ốp có chụp đèn sẽ được chụp bên ngoài bằng sứ ceramic với ánh sáng trắng. Các dạng pha lê, kiểu chùm hoa thì dùng bóng led nhỏ xen kẽ.

/public/upload/den-chum-hien-dai-phong-khach-tang-2jpg-1690254532248.jpg

Đèn gắn tường

Đèn tường trang trí dùng trên tường cho khá nhiều dạng thiết kế. Có thể thấy ở các góc giao, góc chuyển tiếp hay các gờ, các cột bên trong phòng khách. Đèn gắn tường mẫu mã rất đẹp với xuất xứ đến từ châu Âu hoặc Trung Quốc. Đèn gắn tường có ưu thế chiếu sáng tại chỗ, có thể dùng làm đèn cầu thang, đèn ngoại thất, đèn ngủ vì cường độ chiếu thấp. Không sử dụng 1 đèn gắn tường mà nên dùng bộ nhiều đèn giống nhau để tăng cường hiệu quả chiếu sáng và tăng tính thẩm mỹ.

/public/upload/den-o-tuong-phong-khach-tang-2jpg-1690254556871.jpg

Đèn bàn

Đi kèm với các kiểu bàn trà, bàn góc tường, kệ, tủ, đôn, kẹp. Đèn bàn có tác dụng trang trí khá tốt. Quầng sáng của đèn bàn khá hẹp do đó sẽ chiếu sáng cục bộ. Với nhiều mẫu nội thất sử dụng nhiều vật trang trí để bàn thì có thể bố trí kèm đèn bàn làm tăng vẻ đẹp của vật trang trí.

Bàn ghế cho nội thất phòng khách tầng 2

Bàn ghế gỗ

Bàn ghế ngồi hoặc bàn trà phòng khách sẽ có xử lý theo bộ hoặc bàn ghế đơn ghép lại với nhau. Về bàn ghế theo bộ thì không cần quá lăn tăn về việc chúng đồng bộ với nhau như thế nào. Chỉ cần quan tâm nhiều đến chất liệu cùng kích thước sao cho phù hợp với phòng khách. Các bộ bàn ghế gỗ lớn, gỗ tự nhiên có trang trí hoa văn điêu khắc sẽ tương ứng với thiết kế nội thất dinh thự sang trọng, đồ sộ. Chúng sẽ được phun giữ màu cho vân gỗ. Đi kèm luôn là hệ thống cửa và trần gỗ tương xứng, cùng hoa văn đẹp mắt.

Sofa

Một lưu ý khi chọn lựa sofa đó là khung sofa và phần đệm sofa. Nếu không thiên về các kiểu bàn ghế nội thất theo các mẫu gỗ lớn thì phong cách châu Âu còn có các bộ sofa rất tinh tế thời thượng. Sofa châu Âu sẽ có khung từ gỗ sồi đỏ, gỗ óc chó mang tính bền bỉ và chịu lực cao.

Phần mút của sofa đều làm từ cao su chất lượng nhất. Nó sẽ có độ đàn hồi tốt, không lún xẹp nhiều qua thời gian. Dùng cao su làm đệm chất lượng cao sẽ không bị ảnh hưởng đến dáng ngồi và tư thế cột sống. Phần da bọc bên ngoài luôn là da bò thật được xử lý công nghệ tinh vi.

Nếu sở hữu một phòng khách Hiện đại thì sofa đơn giản sẽ là một lựa chọn tương xứng với sự tối giản của phong cách trang trí. Sofa chữ I, chữ L đều là các lựa chọn không tồi. Đi cùng với nó sẽ là các kiểu bàn trà đặc trưng. Có thể chọn bàn kính, bàn đá hoặc bàn gỗ tùy theo ý thích gia chủ. Lưu ý nên chọn màu tương thích cùng tone với sofa.

Kệ sách, tủ trang trí cho phòng khách tầng 2

/public/upload/ke-ti-vi-dep-phong-khach-tang-2jpeg-1690254624205.jpeg

Kệ phòng khách, tủ tường cũng là những chi tiết rất được quan tâm trong thiết kế nội thất phòng khách tầng 2. Các kệ đứng hoặc kệ ốp tường đều có vẻ đẹp và ưu điểm riêng. Với phần đặt Ti vi thì nên chọn tủ thấp hoặc kệ ốp tường. Nếu chỉ trang trí phần không gian cạnh cầu thang, cạnh lối đi thì nên sử dụng các kệ đứng lớn, tủ lớn. Ngăn phòng khách với các không gian khác ngoài việc sử dụng các thanh lam ra thì có thể cân nhắc kệ. Các dòng kệ gỗ ngày nay rất đa dạng. Kệ có thể kết hợp với bức ngăn, vách ngăn mỏng. Công năng có thể để đồ hoặc trang trí nhà cửa.

Hoa trang trí cho phòng khách tầng 2

/public/upload/hoa-tuoi-phong-khach-tang-2jpg-1690254656823.jpg

Hoa trang trí phòng khách và đặc biệt hoa tươi luôn là ưu tiên hàng đầu trong các không gian nhà ở. Hoa tươi mang đến năng lượng tốt và vẻ đẹp tự nhiên. Trên bàn trà hay trên kệ trang trí nên có thêm một bình hoa tươi. Tâm hồn sẽ thư thái với những mẫu hoa thời thượng.

Tuy thế hoa khô, hoa giả ngày nay cũng được gia công rất tỉ mỉ và hệt như hoa thật. Phòng khách tầng 2 sẽ có thể không đi kèm với các sảnh lớn. Do đó bình hoa lớn kết hợp bàn decor là không cần thiết. Các bình hoa giả, hoa lụa nên đặt trên kệ, trên tủ, bàn kẹp nhỏ thêm chút sắc màu tươi mới cho không gian.

Không gian phòng khách là không gian quan trọng bậc nhất ngôi nhà. Do đó cần tham khảo và quan sát kỹ trước khi đưa ra quyết định thiết kế. Nếu có nhu cầu, quý vị có thể liên hệ với công ty xây dựng nhà ở Betaviet Group chúng tôi qua hotline 0915010800 để nhận được những tư vấn thiết kế tuyệt vời nhất.