Đăng ký thành công!
Betaviet sẽ liên hệ để tư vấn Quý Khách trong thời gian sớm nhất
Trân trọng cảm ơn!
Đăng ký thất bại!
Số điện thoại chưa đúng định dạng hoặc các trường nhập còn thiếu. Vui lòng nhập lại!

Đặt lịch tư vấn

Tuyệt chiêu làm nội thất phòng khách liền bếp chuẩn đẹp?

Ngăn phòng khách và bếp như thế nào cho đẹp? Kiểu dáng ra sao? Chất liệu thế nào? Bố trí làm sao cho hợp lý? Đây chính là những câu hỏi thường gặp khi thiết kế nội thất phòng khách liền bếp  .Hãy cùng Betaviet Group tìm hiểu và trả lời những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé.

Ngăn phòng khách và bếp như thế nào cho đẹp? Kiểu dáng ra sao? Chất liệu thế nào? Bố trí làm sao cho hợp lý? Đây chính là những câu hỏi thường gặp khi thiết kế nội thất phòng khách liền bếp  .Hãy cùng Betaviet Group tìm hiểu và trả lời những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé.

1. Vì sao nên ngăn phòng khách và bếp?

Trong thiết kế nội thất hiện nay tầng 1 luôn là khu vực liền mạch thống nhất. Trong đó các phòng cơ bản cần phải có là phòng khách và phòng bếp. Hai phòng này là các khu vực sinh hoạt thiết yếu của các gia đình.

Phòng khách và bếp của căn nhà là 2 không gian có mục đích sử dụng khác nhau. Điều này đòi hỏi cần phải có một sự ngăn cách giữa 2 phòng. Mục đích là tạo sự riêng tư nhất định cho từng không gian. Dù là nội thất đơn giản hiện đại hay nội thất biệt thự sang trọng thì phần ngăn phòng khách và bếp vẫn cần được chú ý.

Khi thiết kế nội thất, các kiến trúc sư cũng luôn chú ý tới:

+ Bố trí mặt bằng công năng hợp lý

+ Tạo hành lang giao thông thoáng và dễ di chuyển

+ Tính toán tới sự tương đồng giữa 2 phòng.

+ Thiết kế ăn ý trong phong cách, tone sur tone trong màu sắc, chất liệu để toát lên sự sang trọng, đẳng cấp.

Trong thiết kế ngăn phòng khách và bếp việc lựa chọn kiểu dáng và loại vách ngăn khá quan trọng. Chọn sao để hợp với không gian thiết kế chung để tạo ra điểm nhấn thu hút. Và hơn hết bức vách ngăn phòng cũng cần phải tạo ra với tiện ích và tính thẩm mĩ cao nhất. Cùng Betaviet Group tìm hiểu ngay về những loại vách ngăn phòng khách hiện nay.

2. Những loại ngăn phòng khách và bếp ưa chuộng hiện nay

Ngăn phòng khách và bếp bằng tường, tấm ngăn, kệ hay tủ thì đẹp hơn. Có rất nhiều người băn khoăn trước câu hỏi và xu hướng kết hợp này cho phòng khách. Vậy kết hợp ngăn bếp và phòng khách với tủ, với kệ hay chỉ dùng tấm ngăn thông thường thôi? Cũng Betaviet Group tìm hiểu tính năng của từng loại để đưa ra quyết định nhé.

2.1 Tường ngăn phòng khách và bếp đơn giản

Thông thường sẽ thấy nhiều mẫu trang trí dùng tường ngăn đơn giản. Nếu làm tường thì sẽ chỉ xây khá mỏng và là dạng tường lửng. Có thể thấy người ta xây tường theo kiểu bậc thang ốp dán với cầu thang phòng khách. Trên các bậc có thể trang trí tượng hoặc cây cảnh.

Ưu điểm của tường kiểu này là rất dễ thiết kế và thi công. Có thể thi công ngay khi xây dựng phòng khách mà không cần đặt thiết kế nội thất. Tuy nhiên nhược điểm là nó chiếm khá nhiều diện tích trở nên cồng kềnh. Hơn nữa về tính thẩm mỹ thì nó chưa được đẹp và độc đáo.

2.2 Kết hợp với kệ ngăn phòng khách và bếp

/public/upload/ngan-phong-khach-va-bep-nhu-the-nao-cho-dep-1.jpeg

Đây là xu hướng khá thường thấy trong thiết kế nội thất. Các kệ sẽ mang đến một không gian trang trí phòng và tiết kiệm được diện tích cho căn phòng. Có thể dùng loại kệ sách, kệ để đồ hay kệ trang trí. Một số mẫu thiết kế còn dùng kệ này đặt ti vi. Kết hợp với một chiếc bàn décor đẹp mắt cũng là một ý tưởng không tồi.

2.3 Kết hợp với tủ ngăn phòng khách và bếp

Một số loại tủ rượu hoặc tủ trưng đồ có thể được sử dụng nếu muốn kết hợp. Các tủ có không gian để đồ riêng tư và rộng hơn kệ, cũng có thể kiểm soát ngăn bụi bẩn. Với nhiều đồ trang trí cần bảo quản tốt thì một chiếc tủ là lựa chọn tối ưu. Thông thường người ta sẽ dùng tủ làm tủ rượu quý để tiện cho việc phục vụ trong phòng ăn. Nhược điểm khi kết hợp với tủ là khá cồng kềnh và khó di chuyển.

2.4 Tấm ngăn phòng khách và bếp

Các tấm ngăn có thể được phối chế theo cách riêng. Có rất nhiều kiểu dáng được ứng dụng. Người ta dùng hình dạng cành cây, ở giữa có một ô trống để đặt các đồ vật hoặc chỉ là một chậu cây xanh mát. Một số hoa văn cách điệu được trang trí thêm vào cho tấm ngăn bớt đơn điệu. Có thể sơn màu tùy ý cho phù hợp với phong cách nội thất đang theo đuổi.

2.5 Lam ngăn phòng khách và bếp

Lam ngăn phòng khách và bếp cùng được sử dụng trong nhiều thiết kế. Những thanh làm chạy dọc nối trần với sàn đan xen nhau. Với thanh lam ngăn phòng khách và bếp đa phần sử dụng lam gỗ. Và loại lam này cũng có tác dụng trang trí mà thôi. Không có nhiều công dụng trong việc ngăn mùi thức ăn từ phòng bếp ra phòng khách.

3. Một số mẫu thiết kế ngăn phòng khách và bếp đẹp mê ly

Đi cùng với các thiết kế nội thất sang trọng thì các KTS của Betaviet Group cũng rất chú trọng đến chi tiết. Đặc biệt là các tiểu tiết trang trí khá quan trọng như các bức ngăn phòng khách và bếp. Bức ngăn là một chi tiết không chiếm quá nhiều diện tích. Nhưng nó sẽ góp phần tạo nên một diện mạo nội thất hoàn thiện hơn rất nhiều.

Dưới đây là những mẫu thiết kế vách ngăn phòng khách và bếp đẹp mê ly. Những mẫu này có mang đầy đủ những đặc trưng và tuân theo quy tắc thiết kế vách ngăn phòng khách. Có thể tham khảo thêm các mẫu vách ngăn phối hợp trong kệ tủ phòng khách, những mẫu lam đẹp mắt. Đây là những mẫu thiết kế chọn lọc nhất, xứng đáng đưa đến những ý tưởng trang trí táo bạo cho không gian nội thất nhà bạn.

/public/upload/ngan-phong-khach-va-bep-nhu-the-nao-cho-dep-1.jpg

/public/upload/ngan-phong-khach-va-bep-nhu-the-nao-cho-dep-2.jpg

/public/upload/ngan-phong-khach-va-bep-nhu-the-nao-cho-dep-3.jpg

/public/upload/ngan-phong-khach-va-bep-nhu-the-nao-cho-dep-4.jpg

/public/upload/ngan-phong-khach-va-bep-nhu-the-nao-cho-dep-5.jpg

4. Chọn lựa kiểu dáng, chất liệu bức ngăn phòng khách và bếp

4.1 Kiểu dáng bức ngăn phòng khách và bếp

Các bức ngăn phòng khách và bếp có thể có nhiều kiểu dáng khác nhau. Đa số các mẫu nội thất đều sử dụng các bức ngăn thẳng, vuông, hình chữ nhật đơn giản. Một số mẫu trang trí theo phong cách Cổ điển có dùng bức ngăn hình tròn, hình cung, hình bán nguyệt. Những bức ngăn này cho liên tưởng đến những cánh cửa tò vò của kiến trúc phương Đông.

Với xu hướng tiết kiệm diện tích và tối ưu hóa không gian sống, nhiều công trình đã ứng dụng tích hợp 2 trong 1. Tức là kết hợp nhiều công dụng với nhau trong 1 vật dụng. Áp dụng trên các tấm ngăn phòng khách và bếp hiện nay rất ít khi được làm đơn giản. Nhiều mẫu thiết kế kết hợp tấm ngăn với kệ sách, kệ trang trí. Một số khác lại là sự kết hợp giữa bức ngăn và tủ. Nếu rất đơn giản thì người ta chỉ sử dụng các thanh lam gỗ đặt song song cạnh nhau.

/public/upload/ngan-phong-khach-va-bep-nhu-the-nao-cho-dep-2.jpeg

4.2 Chất liệu của các loại ngăn phòng khách và bếp

Với tủ và kệ thường sẽ chọn chất liệu gỗ. Với nhiều phong cách nội thất như: Cổ điển, Tân cổ điển thì các mẫu kệ và tủ gỗ được điêu khắc khá tỉ mỉ. Hoa văn phải tương xứng với sự sang trọng mà nội thất toát ra. Gỗ thì có thể chọn gỗ tự nhiên. Gỗ tự nhiên dễ uốn nắn và chạm trổ, mang lại độ bền cao. Các đường vân gỗ toát ra từ các mẫu kệ và mẫu tủ càng nổi bật vẻ đẹp tinh xảo của chất gỗ. Tuy nhiên gỗ tự nhiên dễ bị sâu mọt, cần bảo trì bảo dưỡng thường xuyên.

Có thể sử dụng các mẫu gỗ công nghiệp. Điển hình trong thiết kế tủ và kệ là gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF,… MDF là gỗ hay dùng nhất hiện nay. Ưu điểm của dòng gỗ này là khá bền và chịu được nước. Không nên sử dụng dòng gỗ MFC vì nó nhanh mủn và chịu lực kém. Một số dòng gỗ khác như thanh gỗ ép dán cũng có thể sử dụng vì cũng khá bền.

Kim loại cũng có thể dùng để thiết kế các kiểu ngăn phòng khách và bếp. Có thể sử dụng các dòng thép không gỉ, thép hợp kim, inox. Nên chọn các mẫu kim loại có lõi cứng chịu lực tốt để các đồ dùng trên kệ và tủ mà không bị cong vênh. Tủ kim loại thường có đóng bánh xe để dễ dàng di chuyển và sơn tĩnh điện bên ngoài.

Có một loại chất liệu hay được sử dụng đó là bê tông cốt thép dùng xây các tường ngăn. Hoặc xây tường và ốp đá hoa cương trang trí. Thạch cao và nhựa thường xuất hiện trong các bức ngăn, tấm ngăn, tấm bình phong giữa phòng bếp và khách. Chúng đơn giản, tiện và dễ thi công thiết kế.

5. Bố trí hợp lý các vách ngăn phòng khách và bếp

Có khá nhiều các vị trí có thể bố trí vách ngăn. Tất nhiên sẽ là đặt giữa không gian của phòng bếp và phòng khách rồi. Tấm ngăn, bức ngăn có thể chia làm 2 loại là loại ngăn 1 bên và loại ngăn 2 bên.

  • Các bức ngăn 1 bên

/public/upload/ngan-phong-khach-va-bep-nhu-the-nao-cho-dep-6.jpg

Vị trí hay được đặt nhất cho các bức ngăn 1 bên là cạnh cầu thang. Có nhiều công trình nội thất sử dụng cầu thang ngay sau phòng khách và qua sảnh thang là tới phòng bếp. Vì thế đặt tấm ngăn 1 bên ở đây rất hợp lý. Trước cầu thang có thể đặt bức lam ngăn, vách ngăn hoặc một kệ, tủ trang trí. Nhiều gia đình còn kết hợp làm kệ để ti vi tiện dụng.

Nếu ở phía sau cầu thang thì có thể làm kết hợp tủ rượu, tủ trang trí hoặc đi kèm với bể cá. Những bức ngăn một bên cho diện tích khá tiết kiệm. Không gian sẽ thoáng hơn rất nhiều. Vì thế người ta thường sử dụng các bức ngăn 1 bên rất nhiều trong các công trình nhà ở.

Đôi lúc người ta còn thiết kế cả các bức ngăn di động cho 2 phòng khách bếp. Một giải pháp tiện lợi hơn trong việc bố trí ngăn cách không gian. Nhược điểm nhỏ của các tấm ngăn này là không thể ngăn mùi thức ăn từ phòng bếp. Tuy nhiên tác dụng ưu việt của chúng lại là trang trí, tạo điểm nhấn cho không gian.

  • Tấm ngăn 2 bên, tấm ngăn đặt giữa

Các phòng khách thiết kế với diện tích rộng hoặc đối xứng sẽ có thêm các sảnh tiếp hợp. Các sảnh này là một không gian ngăn cách tự nhiên giữa phòng khách với phòng bếp. Các sảnh thang cũng có công dụng tương tự. Điều này khiến cho mùi thức ăn từ trong bếp có thể thoát đi theo các đường cửa ngách hoặc sảnh phụ.

Tuy vậy cũng có nhiều công trình thiết kế thêm bức ngăn phòng khách và bếp. Vị trí đặt sẽ là chính giữa phòng khách về phía sau. Vị trí này bức ngăn có thể kết hợp với một chiếc bàn décor riêng. Nó làm tăng tính thẩm mỹ và nghệ thuật cho không gian nội thất. Các bức ngăn 2 bên được thiết kế cho các phòng khách đối xứng. Nó thường khá nhỏ và không gây ấn tượng.

Trong các kiểu kiến trúc cổ điển phương Đông sẽ bắt gặp những cánh cửa tò vò. Một dạng bức vách có cửa đặt ngăn cách giữa các không gian với nhau. Các cánh cửa tò vò ngày nay không còn quá thấp nữa vì được cải tiến rất nhiều. Không bịt kín mà các cửa tò vò này được đục thủng vách xung quanh. Chính giữa là lối đi khá cao và rộng. Đây cũng là 1 giải pháp ngăn phòng khách và bếp kiểu Á Đông cổ.

/public/upload/ngan-phong-khach-va-bep-nhu-the-nao-cho-dep-7.jpg

Để có được không gian phòng khách đẹp, phòng bếp đẹp hiện đại cần nghiên cứu kỹ về bố cục, trang trí. Tất nhiên ý kiến từ chuyên gia sẽ giúp bạn có giải pháp tối ưu nhất. Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế nội thất biệt thự, nhà ở. Hãy gọi ngay tới hotline 09150010800 của chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất. Betaviet Group luôn sẵn lòng đồng hành cùng khách hàng.